Tiêm vác xin viêm gan B cho trẻ trong 24 giờ sau sinh là biện pháp giúp hạ thấp tỷ lệ nhiễm viêm gan B xuống dưới 1% dân số. Ảnh: Cán bộ BVĐK huyện Kim Bôi tiêm vắc -xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh.

Tiêm vác xin viêm gan B cho trẻ trong 24 giờ sau sinh là biện pháp giúp hạ thấp tỷ lệ nhiễm viêm gan B xuống dưới 1% dân số. Ảnh: Cán bộ BVĐK huyện Kim Bôi tiêm vắc -xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh.

(HBĐT) - Bác sĩ Trần Thị Ái Hương, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cho biết: Năm 1988, tỉnh ta bắt đầu triển khai chương trình TCMR phòng 6 loại bệnh: bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, bại liệt, lao cho trẻ dưới 1 tuổi. TCMR luôn là chỉ tiêu hàng đầu trong công tác y tế với yêu cầu ngày càng cao về đối tượng, số lượng vắcxin cũng như chất lượng và an toàn tiêm chủng.

 

Nhiều năm qua, mạng lưới y tế trong TCMR được bố trí toàn diện từ tỉnh đến cơ sở. Các chiến dịch tiêm chủng đều có sự tham gia của hàng ngàn cán bộ y tế tuyến tỉnh, huyện, xã, phường và lực lượng  cộng tác viên. Không chỉ tiêm chủng ở cộng đồng, các cơ sở y tế từ trạm y tế đến bệnh viện tuyến tỉnh, huyện đều được chỉ đạo sẵn sàng hỗ trợ và xử lý kịp thời các phản ứng sau tiêm đảm bảo an toàn tối đa trong TCMR. Hiện nay với 10 loại vắc xin được triển khai thường xuyên trong TCMR, năm 2014 có 16.735 trẻ trong độ tuổi được tiêm chủng đầy đủ (đạt 96,7%), 88,4% phụ nữ có thai và 80,6% phụ nữ từ 15 tuổi trở lên được tiêm vắcxin phòng uốn ván. Các loại vắcxin khác như cúm, não mô cầu, quai bị, thủy đậu, rubelle, phòng ung thư cổ tử cung, phòng tiêu chảy do rotavirus... được triển khai rộng rãi đã góp phần quan trọng làm thay đổi cơ cấu bệnh tật.

 

Tuy nhiên, TCMR ở tỉnh ta vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Bác sĩ Trần Thị Ái Hương, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cho biết thêm: Mạng lưới y tế ở các xã miền núi, vùng cao vẫn chưa hoàn toàn tự đảm bảo được hoạt động chuyên môn về TCMR, trong khi đội ngũ cán bộ y tế dự phòng các tuyến tỉnh, huyện còn mỏng nên sự hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật gặp rất nhiều khó khăn. Các vắc xin mới được đưa vào chương trình TCMR ngày càng nhiều khiến cho việc kiểm soát an toàn trong TCMR gặp khó khăn. Thêm vào đó, biến đổi khí hậu và thời tiết có xu hướng cực đoan đã làm phát sinh nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến việc triển khai công tác tiêm chủng. Vì vậy, nếu không duy trì được tỷ lệ và chất lượng tiêm chủng ở mức cao, nguy cơ các bệnh quay trở lại là rất lớn.

 

TCMR là giải pháp hữu hiệu không những bảo vệ được hàng triệu trẻ em trước các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, giảm tỷ lệ tử vong trẻ em mà còn góp phần nâng cao chất lượng giống nòi, cuộc sống và ổn định xã hội. Do vậy cần một cam kết mạnh mẽ của chính quyền các cấp, đặt công tác tiêm chủng là mục tiêu y tế và dân sinh được ưu tiên. Ngành Y tế tiếp tục bảo vệ thành quả đã đạt được, tiến tới loại trừ bệnh sởi và hạ thấp tỷ lệ nhiễm viêm gan B xuống dưới 1% dân số, duy trì tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ các loại vắc -xin trong chương trình cho trẻ dưới 18 tháng tuổi đạt trên 95% trên quy mô toàn tỉnh.

 

Tỉnh ta cũng đã thành công trong việc đưa dịch vụ tiêm chủng tới từng khu phố, thôn, xóm, bản làng và đã góp phần quan trọng trong phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm phổ biến, nguy hiểm, đảm bảo an toàn trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân và tương lai giống nòi của dân tộc.

 

 

 

                                                                   Hồng Dung

                                                        (Trung tâm TT GDSK)  

 

 

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục