Thuốc diệt cỏ Paraquat. Ảnh minh hoạ.

Thuốc diệt cỏ Paraquat. Ảnh minh hoạ.

(HBĐT) - Theo thống kê của Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, từ đầu năm đến nay, khoa đã tiếp nhận 16 ca ngộ độc thuốc BVTV và thuốc diệt cỏ. Đó là chưa kể những ca được cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tuyến huyện, thành phố và Trung ương. So với mọi năm, số lượng những ca ngộ độc đang có chiều hướng gia tăng.

 

Ngày 25/2, cháu Lý Hùng Kiệt ở xóm Ngù, xã Hiền Lương (Đà Bắc) khi đi làm về uống nhầm thuốc trừ sâu. Khi phát hiện ra cháu uống thuốc sâu, gia đình đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh và được các bác sĩ đã kịp thời cứu chữa. Ngày 25/3, Bùi Văn Tuấn 18 tuổi tại xóm Ngái, xã Yên Lập (Cao Phong) khi đi làm về khát nước uống nhầm thuốc diệt cỏ. Khi nhập viện, bệnh nhân có triệu chứng suy đa tạng như loét miệng họng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, nôn ra máu. Họng có màng giả, thủng thực quản gây viêm trung thất, tràn khí màng phổi, tiểu ít, khó thở, rối loạn nhịp tim… Theo thông tin người nhà cung cấp, khi đi làm về, Tuấn cầm chai nước giải khát uống. Trong chai nước có thuốc diệt cỏ pha để chuẩn bị sử dụng. Sau khi nhập viện, Tuấn được cấp cứu kịp thời nên đã may mắn thoát chết. Không được may mắn như thế, cách đây ít ngày, bà con xóm Cài, xã Vũ Lâm (Lạc Sơn) đau lòng tiễn đưa chị Bùi Thị Quyết về nơi an nghỉ cuối cùng. Đau lòng hơn cả là người nhà của nạn nhân bởi chỉ vì mâu thuẫn gia đình, chị dọa sẽ uống thuốc diệt cỏ để chết. Khi ngậm được 2 nắp thuốc thì chị nhổ ra. Người nhà đưa chị đi bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương, nhưng mọi việc đã quá muộn. Thuốc đã làm đốt cháy cổ họng rồi ngấm vào nội tạng dẫn đến tử vong.

 

Theo bác sĩ Tạ Huy Kiên, Phó trưởng khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh, hầu hết bệnh nhân nhập viện do uống thuốc diệt cỏ, trừ sâu, đều đang độ tuổi lao động, có bệnh nhân còn rất trẻ chỉ từ 18 tuổi. Khi đến viện, gia đình đều khai báo với lý do uống nhầm 2 loại thuốc BVTV trên nhưng thực chất hầu hết là những vụ tự tử vì chuyện uống nhầm là rất hãn hữu. Qua tìm hiểu, nguyên nhân chủ yếu là từ chuyện gia đình, yêu đương trắc trở, làm ăn gặp nhiều khó khăn đến mức túng quẫn… Ở những vùng nông thôn, sâu, xa thường xuyên sử dụng thuốc diệt cỏ, thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp. Khi lúc bế tắc trong cuộc sống, có người đã sử dụng để tự sát. Bệnh nhân được đưa đến cơ sở y tế thường muộn nên để lại hậu quả rất nghiêm trọng. Trong những trường hợp ngộ độc, thuốc diệt cỏ Paraquat được sử dụng phổ biến nhất. Vì khả năng diệt cỏ rất mạnh, loại hóa chất này có thể gây tổn thương loét miệng họng (với biểu hiện đau rát miệng họng). Paraquat nếu nhỏ lên da của cơ thể có thể gây hoại tử vì vùng da, cơ đó bị “cháy”, tỷ lệ tử vong 70-90%. Điểm đặc biệt của hóa chất này tác dụng trực tiếp tới phổi gây tổn thương phổi, đặc biệt là làm xơ phổi, khiến bệnh nhân tử vong. Ở liều độc mạnh, bệnh nhân tử vong vì ngộ độc cấp tính do suy đa tạng: Nhiều trường hợp tử vong chỉ vài giờ sau khi uống hóa chất này. Đối với thuốc diệt cỏ Paraquat, nếu uống hóa chất nguyên bản, không pha loãng chỉ cần 1 ngụm nhỏ (khoảng 12-15 ml) với người khoẻ mạnh đã tử vong. Có trường hợp bệnh nhân được điều trị tỉnh táo nhưng khoảng 5-7 ngày sau đó, lượng ô xi máu giảm dần rồi suy hô hấp và tử vong.

 

Trong thời gian đầu điều trị, nhiều bệnh nhân chủ quan, sau khi đến cơ sở y tế được rửa dạ dày, thấy trong người khoẻ lại nên dứt khoát xin về. Nhưng chỉ vài ba ngày sau khi triệu chứng nặng lại tìm tới bệnh viện lớn để chữa trị. Lúc đó, tình trạng bệnh đã không còn cứu chữa được.

 

Tuy có nhiều loại thuốc độc hại nhưng mua bán rất dễ dàng nên việc sử dụng không được kiểm soát. Do vậy cần có chế tài quản lý chặt chẽ nguồn thuốc nguy hại này.

 

 

                                                                   Việt Lâm

 

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục