Hộ chăn nuôi xã Thống Nhất (thành phố Hoà Bình) thực hiện biện pháp phun tiêu độc, khử trùng môi trường nuôi nhốt để phòng bệnh cúm gia cầm.

Hộ chăn nuôi xã Thống Nhất (thành phố Hoà Bình) thực hiện biện pháp phun tiêu độc, khử trùng môi trường nuôi nhốt để phòng bệnh cúm gia cầm.

(HBĐT) - Tình hình dịch cúm gia cầm trên địa bàn cả nước đang có biểu hiện phát sinh tại một số tỉnh. Gần đây nhất vào thời điểm cuối tháng 4 đã xuất hiện ổ dịch tại xã Tượng Lĩnh, huyện Kim Bảng (Hà Nam) tiếp giáp với tỉnh ta.

 

Đồng chí Vương Đắc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN & PTNT nhận định: Diễn biến dịch cúm gia cầm, nhất là hiện tượng buôn bán, vận chuyển gia cầm trái phép, không có nguồn gốc đang chiều hướng diễn biến phức tạp. Để chủ động ứng phó, ngăn ngừa vi rút cúm A/H5N1, A/H5N6 phát tán, sự xâm nhiễm của vi rút A/H7N9 và các chủng vi rút cúm gia cầm khác có thể lây nhiễm cho người, Sở NN & PTNT yêu cầu các huyện, thành phố tập trung tuyên truyền, giáo dục các biện pháp phòng - chống cúm gia cầm hiệu quả lồng ghép với đảm bảo ATTP để người tiêu dùng hiểu rõ nguy cơ lây nhiễm vi rút cúm, đồng thời nâng cao trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

 

Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng - chống dịch cúm gia cầm, trong những tháng đầu năm, các đoàn thanh, kiểm tra liên ngành đã kiểm tra, phát hiện 26 cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản và chợ đầu mối nông sản không đạt yêu cầu, hành vi vi phạm chủ yếu như không kiểm soát giết mổ theo quy định, không tuân thủ các quy định về điều kiện bảo đảm ATTP. Ngoài xử lý phạt tiền, lực lượng chức năng đã nhắc nhở và yêu cầu hộ sản xuất, kinh doanh tuân thủ các quy định về kiểm soát giết mổ, khắc phục các điền kiện đảm bảo ATTP.

 

Cùng với đó, việc vận chuyển gia súc, gia cầm ra, vào địa bàn tỉnh được kiểm soát chặt chẽ. Hoạt động kiểm dịch tại 10 chốt kiểm dịch động vật tạm thời được thường xuyên đôn đốc, kiên quyết xử lý việc buôn bán, giết mổ, tiêu thụ, vận chuyển gia súc, gia cầm không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng theo quy định, đồng thời ngăn chặn không cho vận chuyển động vật mắc bệnh từ các địa phương lân cận xâm nhập. Các địa phương, nhất là thành phố Hoà Bình chú trọng kiểm soát các sản phẩm giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y đối với các quầy, sạp bán gia cầm tươi sống, gia cầm đã qua sơ chế tại các chợ đầu mối góp phần kiểm soát dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh ATTP tốt hơn. Đến nay, toàn tỉnh đã kiểm dịch 2,4 triệu quả trứng giống, 1,4 triệu quả trứng thương phẩm, 1,9 triệu con gà giống và 1,4 triệu con gà thương phẩm. Riêng tại 10 chốt kiểm dịch đã kiểm soát gần 22.800 phương tiện vận chuyển gia súc, gia cầm ra, vào tỉnh, trên 2,5 triệu quả trứng các loại và 55.000 con gia cầm.

 

Toàn tỉnh đã và đang tiến hành đợt tổng khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi với diện tích phun được đến ngày 31/5 khoảng 2,8 triệu m2, đến hết tháng 6 ước thực hiện đạt trên 5 triệu m2. Bên cạnh tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn hộ chăn nuôi thực hiện các biện pháp phòng - chống bệnh cúm gia cầm trên đàn vật nuôi, mạng lưới y tế và thú y cơ sở đang phối hợp tốt trong giám sát, thông tin về ATTP, NĐTP và dịch bệnh trên đàn gia cầm tại cộng đồng dân cư. Đồng thời, chuẩn bị sẵn sàng phương án, lực lượng thường trực, phương tiện, hoá chất, vật tư để phối hợp tham gia phòng chống NĐTP và dịch bệnh cúm gia cầm có thể xảy ra.

 

Cơ quan chuyên môn khuyến cáo người tiêu dùng không sử dụng gia cầm và các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch thú y nhằm hạn chế phát sinh và lây lan dịch bệnh lây nhiễm cho người. Tuyệt đối không giết mổ và ăn thịt gia cầm ốm bệnh, gia cầm chết không rõ nguyên nhân, không ăn tiết canh, thức ăn còn sống, tái chưa được chế biến từ thịt gia súc, gia cầm. Rửa tay bằng xà phòng khi chế biến thức ăn, hạn chế tiếp xúc với gia cầm, đặc biệt không tiếp xúc với gia cầm và người bị bệnh khi không có nhiệm vụ, không cho trẻ em tiếp xúc hoặc chơi ở khu vực chăn nuôi, nhốt giữ gia cầm, bảo đảm vệ sinh trước, trong và sau khi giết mổ, sử dụng thớt riêng để sơ chế, chế biến thịt sống và thịt chín, đeo khẩu trang, găng tay khi phải tiếp xúc với gia cầm nghi ngờ bị bệnh, thay trang phục bảo hộ lao động sau khi tiếp xúc với gia cầm.

                                                                         

 

                                                            Bùi Minh

 

Các tin khác


Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục