(HBĐT) - Với phương pháp loại bỏ virus HIV, các chuyên gia mở ra hy vọng về hướng điều trị loại bỏ hoàn toàn căn bệnh thế kỷ AIDS.

 

Chúng ta biết rằng, virus HIV một khi xâm nhập sẽ tồn tại trong tế bào cơ thể ở dạng tiềm ẩn và tăng trưởng ở đó. Mới đây, các nhà nghiên cứu Mỹ đã tìm ra phương pháp tách các virus HIV /AIDS khỏi tế bào người con người mà không làm tổn hại đến tế bào, mở ra hy vọng về một hướng điều trị loại bỏ hoàn toàn căn bệnh thế kỷ AIDS.

 

Theo đó, các chuyên gia thuộc đại học Temple đã tách thành công virus HIV trong tế bào người bằng cách sử dụng enzym phối hợp cắt DNA có tên gọi “nuclease” và axitribonucleic hướng dẫn (gRNA) để tiêu diệt các DNA nhiễm virus HIV (DNA HIV-1). Từ đây, các gRNA sẽ mở đường đến các khu vực kiểm soát gen ở hai đầu hệ gen HIV. Các “nuclease” sẽ tấn công vào các khu vực này và loại bỏ bớt thành phần DNA và RNA gồm cả hệ gen HIV. Sau đó, các tế bào có thể tự chữa lành và hàn gắn lại phần đầu các hệ gen, tái tạo lại tế bào khỏe mạnh không nhiễm virus HIV. 

 

Tiến sĩ Kamel Khalili - người đứng đầu nghiên cứu cho biết: “Hầu hết các phương pháp điều trị hiện nay có thể kéo dài thời gian sống của bệnh nhân HIV /AIDS nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn virus HIV ra khỏi cơ thể người bệnh. Phát hiện mới này của chúng tôi mở ra hy vọng mới có thể chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh thế kỷ - chỉ với phương pháp tách bỏ hoàn toàn hệ gen HIV ra khỏi tế bào chủ”. Tiến sĩ Khalili chia sẻ thêm: “Chúng tôi muốn loại bỏ hoàn toàn loại virus HIV này ra khỏi cơ thể bệnh nhân, đây sẽ là bước tiến lớn trong việc xóa bỏ căn bệnh thế kỷ AIDS. Chúng tôi đang đi đúng hướng và có thể làm được điều đó”.

 

Phương pháp này đã được tiến hành thử nghiệm ở một số loại tế bào khác nhau. Theo các chuyên gia, phát hiện này có thể ứng dụng trong việc tiêu diệt nhiều loại virus khác. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, họ cần nghiên cứu kỹ hơn nữa trước khi tiến hành thử nghiệm trên cơ thể người.

 

Nghiên cứu được đăng trên kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học.

 

 

P.V (TH)

 

Các tin khác


Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục