Xưởng chổi chít của gia đình chị Nguyễn Thị Thập, khu 2, thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) giải quyết việc làm cho 20 lao động, thu nhập bình quân trên 3 triệu đồng/người/tháng.

Xưởng chổi chít của gia đình chị Nguyễn Thị Thập, khu 2, thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn) giải quyết việc làm cho 20 lao động, thu nhập bình quân trên 3 triệu đồng/người/tháng.

(HBĐT) - Được sự giới thiệu của cán bộ LĐ -TB&XH thị trấn Kỳ Sơn (Kỳ Sơn), chúng tôi đến thăm xưởng chổi chít của gia đình chị Nguyễn Thị Thập ở khu 2, thị trấn Kỳ Sơn. Gia đình chị Thập có 2 xưởng chổi chít, không chỉ tăng thu nhập cho gia đình mà còn giải quyết việc làm thường xuyên cho 20 lao động trên địa bàn.

 

Chị Nguyễn Thị Biên ở khu Pheo làm ở xưởng chổi chít của gia đình chị Nguyễn Thị Thập tâm sự: Gia đình tôi có trên 2.000 m2 ruộng, cấy lúa 2 vụ cũng chỉ đủ ăn. Khi gia đình chị Thập mở xưởng làm chổi chít, không chỉ tôi mà nhiều chị em trên địa bàn rất mừng. Không phải đi làm xa, thời gian nông nhàn, rảnh rỗi, tôi và các chị em đến đây đan chổi chít để tăng thu nhập. Mỗi ngày được trả 130.000 đồng, cả tháng cho thu nhập trên 3 triệu đồng, công việc lại ổn định.  

Đồng chí Nguyễn Thị Thanh Phương, cán bộ LĐ -TB&XH thị trấn Kỳ Sơn cho biết: Hiện nay, thị trấn có 1.575 người trong độ tuổi lao động, chiếm gần 60% dân số. Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền thị trấn đã chú trọng công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn. Điểm nổi bật là người lao động hầu hết được giải quyết việc làm tại chỗ, ít trường hợp đi làm ăn xa. Với tổng diện tích đất gieo trồng hàng năm trên 88 ha, người dân thị trấn đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng KH -KT vào sản xuất. Thị trấn phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể mở các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho người dân. Tiêu biểu từ đầu năm đến nay có Hội Phụ nữ thị trấn phối hợp với Trung tâm Giáo dục thường xuyên và dạy nghề huyện mở lớp dạy nghề trồng nấm cho 30 học viên; Hội Nông dân thị trấn phối hợp với Trung tâm Giáo dục thường xuyên và dạy nghề huyện mở 2 lớp dạy nghề nuôi ong lấy mật thương phẩm và kỹ thuật trồng rau an toàn cho 80 học viên... Hiện, trên địa bàn thị trấn xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả như: Gia đình ông Phạm Xuân Toàn, khu 2 với mô hình tổng hợp trồng nấm, nuôi ong lấy  mật, chăn nuôi lợn; gia đình bà Đoàn Thị Hà, Nguyễn Thị Yên với mô hình trồng rau cung cấp cho thị trường, tăng thu nhập gia đình...  

Theo đồng chí Nguyễn Thị Thanh Phương, với điều kiện thuận lợi nằm ở trung tâm huyện, người dân còn phát triển ngành nghề kinh doanh dịch vụ. Thị trấn đã quy hoạch vùng sản xuất gạch tại khu Pheo, các dự án triển khai đi vào hoạt động đã giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và tăng thu ngân sách của địa phương. Các ngành nghề đang được nhân rộng, giữ vững nhịp độ tăng trưởng khá là sản xuất vật liệu xây dựng, chổi chít, chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất đồ mộc dân dụng, gia công cơ khí góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhiều người lao động. Năm 2015, thị trấn phấn đấu tăng thu nhập bình quân đạt 37 triệu đồng /người. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,76%.       

 

                                                                                        PV

 

Các tin khác


Bảo hiểm y tế - điểm tựa chăm sóc sức khỏe

Bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) là chính sách của Đảng, Nhà nước, vì quyền lợi an sinh của nhân dân. Tham gia BHYT, người dân được hưởng nhiều quyền lợi trong khám, chữa bệnh (KCB).

Gần 700 người tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị Hoà Bình, Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt II năm 2024.

Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục