(HBĐT) - Không thể phủ nhận việc mua hàng qua mạng đã giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian, lựa chọn được nhiều loại hàng và mua bán dễ dàng chỉ cần có máy tính, điện thoại có kết nối mạng Internet. Đặc biệt đối với người bán hàng, họ không phải bỏ ra khoản đầu tư lớn để thuê cửa hàng, người bán hàng và bảo vệ.

 

Với sự phát triển của công nghệ, việc PR (quảng cáo) mặt hàng, thương hiệu giờ đây có thể gói gọn trong những lần gõ phím máy tính. Từ các trang mạng xã hội, trang thương mại điện tử có tính tương tác cao, sản phẩm được chào đến khách hàng nhanh chóng và thuận tiện. Tuy nhiên, cùng với những ưu thế đó, các sản phẩm kinh doanh theo phương thức đặt hàng qua mạng cũng đem đến những tình huống dở khóc, dở cười mà các khách hàng mua theo kiểu truyền thống trước kia chưa bao giờ gặp phải.

 

Rất nhiều trường hợp mua hàng qua mạng không nhận được sản phẩm giống như hình ảnh mà mình đã lựa chọn hay chất liệu không đảm bảo mà các trang mạng quảng cáo như các sản phẩm quần áo, giày dép, túi xách... Nguyên nhân chủ yếu chính là việc người mua không thể trực tiếp nhìn tận mắt, kiểm tra chất liệu hoặc được thử đối với quần áo, giày dép trước khi mua hàng mà chủ yếu khách hàng đã bị công nghệ photoshop đánh lừa thị giác nên mới dẫn đến tình huống dở khóc, dở cười, thực tế khác xa với ảnh trên mạng.

 

Chị Nguyễn Thị Oanh (phường Tân Thịnh - TP Hòa Bình) thường mua hàng qua mạng. Vì bận con nhỏ nên chị không có nhiều thời gian ra ngoài mua hàng, tranh thủ những lúc rảnh rỗi, chị vào các trang mạng thương mại điện tử, facebook, zalo... chọn mua đồ. Sản phẩm chủ yếu chị mua qua mạng là quần áo, giày dép và túi xách. Cũng nhiều lần mua bán gọi là thành công nhưng cũng có ít lần chị cũng rơi vào tình huống dở khóc, dở cười khi nhận được hàng. Chị Oanh chia sẻ: Có lần mua 1 chiếc áo khoác chất liệu dạ nhưng khi nhận hàng thì cả kiểu dáng và chất liệu đều không giống như hình. Tâm lý người mua rất háo hức khi nhận được hàng, cũng chính vì vậy, chị đã hết sức thất vọng khi mở gói hàng ra. Chị đã phản ánh lại với chủ Website bán hàng đó và nhận được câu trả lời gọn lỏn mua hàng online khi muốn đổi thì chị phải chịu hết chi phí cước vận chuyển. Chị Oanh bắt buộc phải chấp nhận điều khoản đó để đổi hàng, tuy nhiên, khi đổi lại được áo khoác dạ lại không đúng kích cỡ. Thấy chán với cách mua bán đó, chị đành chấp nhận lấy chiếc áo và cho người họ hàng ở quê.

 

Việc mua hàng không đúng mẫu mã, chất lượng như cam kết vẫn thường thấy trên những trang mạng xã hội. Với cách bán hàng  trực tuyến (online), người mua hàng không thể kiểm chứng được nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa. Với các sản phẩm về thực phẩm như sữa, bánh, kẹo, trái cây..., chúng ta không thể biết được chất lượng hàng hóa. Các trang bán hàng trên mạng xã hội đều có những câu quảng cáo đi vào lòng người, đáp ứng đúng tâm lý, nhu cầu của người mua như cam kết hàng đảm bảo chất lượng, thực phẩm sạch, thực phẩm nhà làm, hàng xách tay đủ bill (hóa đơn mua hàng), check code (kiểm tra mã hàng)...  Trên thực tế, nhiều trang mạng bán hàng luôn giữ đúng chữ tín khi quảng cáo về sản phẩm, tuy nhiên, không ít trang mạng bán hàng dưới hình thức “treo đầu dê, bán thịt chó”.

 

Chị Bùi Mai Hoa (phường Phương Lâm  - TP Hòa Bình) có con nhỏ 3 tuổi, chị luôn muốn dành cho con những sản phẩm chất lượng nên đã đặt mua 1 tuýp kem đánh răng theo như quảng cáo là hàng xách tay từ Nhật Bản của một người bạn trên facebook. Tuy nhiên, trong quá trình dùng, chị thấy kem có vón cục, để ý răng của con không thấy sáng bóng mà có dấu hiệu của sâu răng. Giật mình kiểm tra lại mã vạch hàng hóa sản phẩm, thấy mã vạch không rõ ràng, các số, vạch mờ..., chị không dám cho con dùng thêm.

 

Lời khuyên đối với những ai có sở thích mua hàng qua mạng xã hội đó là trước khi mua hàng cần phải có cam kết của người bán về chất lượng, mẫu mã, nếu không đúng như cam kết, người mua được đổi hay trả lại và cước phí do người bán chịu. Cùng với đó, khi mua hàng, chúng ta cũng nên mua trên những trang mạng có uy tín, phải tỉnh táo và kiểm tra thông tin với những lời chào hàng của các trang mạng để mua hàng online trở thành hình thức mua bán tiện ích, đa dạng.

 

 

 

                                                                        Hồng Nhung

 

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục