Hộ chăn nuôi xã Nam Thượng (Kim Bôi) che chắn chuồng trại tránh rét cho gia súc.

Hộ chăn nuôi xã Nam Thượng (Kim Bôi) che chắn chuồng trại tránh rét cho gia súc.

(HBĐT) - Đó là khuyến cáo của đồng chí Phạm Vinh Xương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh trước diễn biến của đợt rét đậm, rét hại xuất hiện từ chiều 20/1.

 

Nền nhiệt độ giảm sâu kèm mưa ẩm do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh với cường độ rất mạnh kéo theo những bất lợi cho sản xuất nông nghiệp, trong đó có ngành chăn nuôi. Kể từ đầu vụ đông - xuân đến nay, đây là đợt rét đậm, rét hại dự báo sẽ gây thiệt hại nếu không thực hiện tốt các biện pháp phòng đói, rét cho gia súc, gia cầm. Trong tháng 12/2015, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm các huyện, thành phố đã kiện toàn, thực hiện kiểm tra, giám sát tình hình phòng, chống dịch bệnh, đói rét cho vật nuôi tại địa bàn. Qua nắm tình hình tại cơ sở, các hộ dân đã chủ động hơn về dự trữ thức ăn như cây rơm, nhà rơm, sử dụng thân cây ngô, lá và ngọn mía, trồng cỏ, ngô dày làm thức ăn dự trữ và che chắn chuồng trại cho trâu, bò.  

Đặc biệt là trước thời điểm đợt rét đậm, rét hại, ngoài công văn của UBND tỉnh gửi đến các huyện, thành phố đề nghị tăng cường công tác phòng, chống đói rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi, Sở NN & PTNT đã đôn đốc các địa phương đẩy mạnh truyền thông, hướng dẫn, giám sát cơ sở triển khai các biện pháp kỹ thuật phòng, chống đói, rét cho gia súc, gia cầm. Với các huyện có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn như Lạc Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc, các địa bàn vùng cao, vùng sâu, vùng xa càng cần đôn đốc, giám sát ngay tận hộ gia đình. Đồng chí Bùi Văn Tứ, Trưởng trạm thú y huyện Tân Lạc cho biết: Nhờ thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh nên đàn vật nuôi của huyện phát triển ổn định, không xảy ra dịch bệnh nguy hiểm. Người chăn nuôi đã chủ động dự trữ rơm sau thu hoạch lúa vụ mùa với hơn 1.400 cây rơm. Ngoài ra, bà con còn tận dụng đất bỏ hoang, không canh tác được để trồng cỏ, diện tích trồng cây thức ăn ước tính khoảng 360 ha. Việc tu sửa, che chắn chuồng trại chăn nuôi cũng được các hộ quan tâm, chú trọng. Tuy nhiên, không riêng đợt rét này, các đợt rét đậm, rét hại khác còn có thể xảy ra, vì vậy, hệ thống thú y cơ sở đã được tăng cường nhắc việc, thường xuyên bám sát địa bàn, báo cáo kịp thời tình hình cơ sở để có biện pháp xử lý sớm đối với ổ dịch phát sinh và xác minh trường hợp gia súc bị chết đói, chết rét nếu có.     

Theo đồng chí Phạm Vinh Xương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh, ở thời điểm trước, trong và sau Tết sẽ còn có những đợt rét đậm, rét hại kéo dài gây tổn hại cho phát triển chăn nuôi. Đề phòng diễn biến xấu của thời tiết, chính quyền cơ sở và người đứng đầu thôn, bản hãy phối hợp với các đoàn thể tuyên truyền đến người chăn nuôi khẩn trương áp dụng các biện pháp phòng, chống đói, rét, dịch bệnh. Cập nhật diễn biến thời tiết, khí hậu và thông tin kịp thời để người dân biết, tránh chủ quan, bị động. Các biện pháp kỹ thuật hộ chăn nuôi cần thực hiện đầy đủ là che chắn chuồng trại để phòng tránh mưa rét, gió lùa, có hệ thống sưởi ấm cho gia súc, gia cầm, đặc biệt là gia súc, gia cầm non trong những ngày giá rét. Tuyệt đối không chăn thả gia súc ngoài đồng, bãi chăn, trên rừng qua đêm, đồng thời bổ sung thức ăn tinh bột, thức ăn giàu đạm, thức ăn thô xanh, nước uống ấm, vitamin, muối khoáng để vật nuôi tăng cường sức khỏe, đủ năng lượng chống rét và sức đề kháng dịch bệnh. Bên cạnh đó, thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắcxin nhằm tạo miễn dịch chủ động cho đàn vật nuôi, chú trọng khâu vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi. Mạng lưới thú y cơ sở theo dõi chặt tình hình dịch bệnh đàn gia súc, gia cầm, phát hiện sớm các trường hợp gia súc, gia cầm dịch bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả. Với các chủ hộ chăn nuôi không thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống đói rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi sẽ không được nhận hỗ trợ khi gia súc, gia cầm bị chết do đói, rét, dịch bệnh.

 

                                                                            Bùi Minh

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục