(HBĐT) - Độ tuổi vị thành niên (VTN) chiếm một tỷ lệ lớn trong dân số, là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong tương lai. Cũng như tuổi trẻ cả nước, VTN tỉnh ta luôn năng động, ham học hỏi, có nhiều ước mơ, hoài bão và luôn khát vọng vươn lên. Do vậy, vấn đề CSSK tuổi VTN cần được quan tâm đặc biệt trong chiến lược phát triển KT -XH của mỗi địa phương.

 

Theo bác sỹ Ngô Thị Phượng, Giám đốc Trung tâm CSSKSS tỉnh, trong thực tế, do một bộ phận VTN còn hạn chế trong nhận thức và kỹ năng sống nên dễ bị tác động bởi mặt trái của cơ chế thị trường, có nguy cơ cao đối với các hành vi có liên quan đến lối sống không lành mạnh như sử dụng ma túy, văn hóa phẩm đồi trụy... Hậu quả dẫn đến dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, mang thai sớm, nạo phá thai không an toàn. Đó là vấn đề cần được xã hội quan tâm, chú trọng để nâng cao nhận thức, ý thức và tạo cuộc sống trong sáng, lành mạnh cho VTN...

 

Những năm qua, công tác CSSKSS đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Song thực trạng vấn đề sức khỏe nói chung và SKSS của VTN nói riêng còn nhiều vấn đề cần được quan tâm. Mặc dù trên địa bàn tỉnh đã triển khai một số mô hình như: Dịch vụ thân thiện, nhà thuốc thân thiện, các CLB VTN, CLB bố và con trai, mẹ và con gái, các buổi truyền thông - giáo dục SKSS, các buổi sinh hoạt theo chủ đề... nhưng hiệu quả chưa cao. Do vậy, VTN cần nắm vững kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình trước mắt và tương lai.

 

Các yếu tố dẫn đến mang thai ngoài ý muốn là sự thiếu hiểu biết về chu kỳ kinh nguyệt, cơ chế thụ thai, biện pháp tránh thai. Thiếu tiếp cận với các dịch vụ CSSKSS. Quan hệ tình dục không chuẩn bị, không mong muốn. Quan hệ tình dục sớm, sống thử trước hôn nhân ngày càng tăng. Những nguy cơ có thể gặp khi mang thai ở tuổi VTN gồm: nguy cơ khi tiếp tục giữ thai để đẻ. Mang thai ở VTN ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, nguy cơ tử vong mẹ cao hơn so với bà mẹ sinh con ở tuổi trưởng thành. Mẹ dễ bị thiếu máu, tiền sản giật, đẻ non, sảy thai, chuyển dạ đình trệ, bất tương xứng thai với khung chậu. Trong lúc sinh, đẻ khó, dễ phải can thiệp bằng các thủ thuật và phẫu thuật. Tỷ lệ tử vong trẻ em sinh ra do các bà mẹ VTN trong năm đầu cao hơn so với các bà mẹ sinh con ở tuổi trưởng thành. Con của các bà mẹ VTN thường có tỷ lệ nhẹ cân, bệnh tật và tử vong cao gấp nhiều lần so với các bà mẹ ở tuổi trưởng thành. Về mặt KT -XH, khi có thai ở tuổi VTN phải gián đoạn việc học hành, khó khăn về kinh tế và không tìm được việc làm, dẫn VTN vào con đường bế tắc. Hạnh phúc gia đình có thể bị rạn nứt, dễ lâm vào cảnh éo le, ảnh hưởng đến tương lai. Tỷ lệ ly dị cao, dễ bị căng thẳng và khủng hoảng tâm lý.

 

 Nguy cơ khi phá thai ở tuổi VTN do mặc cảm, xấu hổ nên VTN thường tìm kiếm dịch vụ phá thai không an toàn. VTN thường không biết các dấu hiệu để nhận biết thai nghén nên không tìm đến cơ sở y tế sớm dẫn đến phá thai to. Do cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh, tâm lý lo sợ nên thủ thuật phá thai ở VTN thường xảy ra nhiều tai biến hơn người trưởng thành. Những ảnh hưởng tâm lý sau phá thai ở tuổi VTN có thể rất nặng nề và kéo dài. Bởi vậy, cùng với tăng cường công tác thông tin, truyền thông trong gia đình, nhà trường và cộng đồng, cần lưu ý VTN  nếu có quan hệ tình dục không bảo vệ mà có các biểu hiện như chậm kinh, vú  căng, quầng vú sẫm màu, có hạt nâu, nghén (thèm ăn, buồn nôn, nôn, sợ mùi); thử thai (+),siêu âm có thai phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và xử lý phù hợp.                       

 

 

 

                                                                         Đức Phượng

 

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục