Bác sỹ Trạm y tế xã Tân Vinh (Lương Sơn) khám cho bệnh nhân nhi.

Bác sỹ Trạm y tế xã Tân Vinh (Lương Sơn) khám cho bệnh nhân nhi.

(HBĐT) - Theo bác sỹ Mai Đức Sỡi, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng, bệnh sởi, rubella tuy không trở thành dịch lớn nhưng đã có những biến chứng gây tử vong ở trẻ em. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ còn nhầm lẫn giữa bệnh sởi và rubella (sốt phát ban) - một bệnh lý thường gặp và lành tính ở trẻ dẫn đến chủ quan không điều trị kịp thời cho trẻ.

Từ đầu năm đến nay, toàn miền Bắc ghi nhận gần 40 trường hợp mắc sởi. Tại tỉnh ta ghi nhận 4 trường hợp nghi ngờ mắc sởi/rubella (Kim Bôi 3 trường hợp. Cao Phong 1 trường hợp). Do vậy, để phòng tránh các bà mẹ cần phân biệt rõ ràng giữa hai bệnh. Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây ra. Biểu hiện của bệnh thường sốt, phát ban và viêm long đường hô hấp, xuất hiện các hạt nhỏ màu trắng (Koplik) ở niêm mạc miệng.  Bệnh rubella còn gọi là bệnh sởi Đức hoặc rubeon do vi rút rubella gây ra. Biểu hiện của bệnh: sốt nhẹ, phát ban và viêm long nhẹ đường hô hấp, nổi hạch vùng cổ, chấm, sau tai.

 

Giai đoạn ủ bệnh cũng như khởi phát của sởi và rubella thường có biểu hiện khá giống nhau, thể hiện qua các triệu chứng sốt nhẹ hoặc sốt cao 39 - 40OC, sốt liên tục. Xuất hiện cảm giác mệt mỏi, người lừ đừ, nhức mỏi cơ bắp, biếng ăn, nôn, tiêu chảy. Tuy nhiên, nếu theo dõi kỹ sẽ thấy phát ban do rubella thường xuất hiện sau khi giảm sốt, kèm theo nhức đầu, sưng hạch kéo dài cả tuần. Những nốt ban màu hồng mịn thường xuất hiện từ đầu xuống mặt rồi lan dần xuống chân trước khi biến mất, không để lại vết thâm. Còn phát ban do sởi bắt đầu xuất hiện ở sau tai, sau đó lan rộng ra toàn thân. Đặc biệt là ban của sởi dạng sẩn, nổi lên bề mặt da, sau này sẽ để lại những vết thâm. Trẻ bị sởi còn có triệu chứng đi kèm chảy nước mũi, ho, viêm kết mạc mắt.

 

Rubella do nhóm siêu vi khuẩn thông thường gây ra nên hầu hết là bệnh lành tính. Trẻ bị sốt phát ban nếu được chăm sóc đúng cách, hợp lý thì bệnh sẽ tự khỏi sau 5-7 ngày mà không gây bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào. Tuy nhiên, rubella đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai. Nếu mắc rubella trong 3 tháng đầu của thai kỳ, 90% trẻ được sinh ra bị dị tật, thể trạng kém và dễ mắc các bệnh điếc, đục thủy tinh thể, tật mắt nhỏ, tăng nhãn áp bẩm sinh, tật đầu nhỏ, viêm não, màng não, chậm phát triển tâm thần, gan to, lách to...

 

Còn sởi do virus có nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đặc biệt là những trẻ có sức đề kháng yếu như: sinh non, suy dinh dưỡng... Biến chứng thường gặp của sởi là do sự nhân lên của virus hoặc do bội nhiễm vi khuẩn gây ra các bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm thanh quản, phế quản, khí quản và viêm não. Một số biến chứng nặng dẫn đến tử vong.

 

Chị Bùi Thị Hạnh ở xã Kim Bình (Kim Bôi) cho biết: Tháng trước con tôi bị sởi. Ban đầu đi khám tư nhân bác sĩ kết luận cháu bị viêm đường hô hấp. Từ thời điểm bé sốt, viêm đường hô hấp không rõ nguyên nhân đến thời điểm nổi ban khắp mặt, sau đó chuyển sang viêm phổi, ho ra máu chỉ khoảng 3 ngày. Bệnh diễn biến nhanh nên mặc dù rất cẩn thận, cho bé đi khám hai lần bác sỹ vẫn chẩn đoán nhầm là bé bị viêm đường hô hấp.

 

Theo bác sĩ Mai Đức Sỡi, để nâng cao sức đề kháng cơ thể bằng ăn uống đủ  chất dinh dưỡng, bổ sung hợp lý vitamin và khoáng chất, ngoài ra tiêm vắc xin sởi/rubella là biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất. Có thể sử dụng vắc xin dạng đơn hoặc dạng phối hợp (sởi - rubella hoặc sởi - quai bị - rubella). Đảm bảo vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa tay bằng xà phòng. Thường xuyên vệ sinh đường mũi, họng, mắt bằng các dung dịch sát khuẩn thông thường, đặc biệt là những người tiếp xúc gần với bệnh nhân (người sống cùng nhà, thầy thuốc trực tiếp chăm sóc, điều trị).

 

                                                                                

 

                                                                          Việt Lâm

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình đảm bảo an toàn thực phẩm vì sức khỏe cộng đồng

TP Hòa Bình có trên 1.300 cơ sở thực phẩm, trong đó, cơ sở dịch vụ ăn uống cấp thành phố quản lý trên 400 cơ sở, cấp tỉnh quản lý gần 100 cơ sở, còn lại là cấp phường, xã quản lý. Để cung ứng sản phẩm chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

Chủ động phòng, chống dịch bệnh thời điểm giao mùa

Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục