(HBĐT) - Liên tục trong các năm từ 2015 - 2017, trên địa bàn xã Vầy Nưa (Đà Bắc) đều có người chết vì đánh bắt cá bằng xung điện. Tuy nhiên, tình trạng đánh bắt cá bằng xung điện của người dân xã Vầy Nưa trên vùng lòng hồ sông Đà không giảm mà có phần ngang nhiên, bất chấp các quy định của pháp luật và sự truy đuổi của lực lượng chức năng địa phương...

 

Các đối tượng dùng xung điện đánh bắt thuỷ sản trái phép trên vùng lòng hồ sông Đà thuộc địa phận xóm Săng Trạch (ảnh chụp vào hồi 10h20’ ngày 4/4/2017).

 

Những cái chết đầy ám ảnh...

 

Lòng hồ sông Đà thuộc địa phận xã Vầy Nưa (Đà Bắc) thoạt nhìn có vẻ là một vùng sông nước bình yên thế nhưng theo đồng chí Bàn Văn Hải, Trưởng Công an xã Vầy Nưa thì: chưa lúc nào vùng sông nước lòng hồ thuộc xã Vầy Nưa này có một ngày bình yên. Bởi ở đây người ta vẫn ngang nhiên dùng xung điện đánh bắt thuỷ sản, bất chấp các quy định của pháp luật và sự truy đuổi của lực lượng chức năng cũng như trực tiếp gây nguy hiểm tới tính mạng con người.

 

Lực lượng Công an xã Vầy Nưa (Đà Bắc) động viên gia đình có người bị nạn và uyên truyền cho người dân không đánh bắt thuỷ sản trên vùng lòng hồ bằng xung điện. 

 

Như để khẳng định chắc chắn điều mình nói, đồng chí Bàn Văn Hải đã giao cho đồng chí Xa Quý Dương, Phó Trưởng Công an xã đưa chúng tôi đi thị sát trên hồ bằng chiếc thuyền công vụ. Giữa sông nước mênh mang, con thuyền rẽ sóng lao vút về phía trước. Qua các xóm: Tham, Trà Ang, Dướng, Lau Bai, khi đến địa phận xóm Săng Trạch, con mắt của những người trên thuyền đều đổ dồn về hướng chỉ tay của anh Dương. Cách đó không xa là chiếc thuyền tôm có 2 thanh niên, một đang chèo thuyền chầm chậm, còn một đứng phía mũi thuyền liên tục ném lao về phía trước. Anh Dương bảo: Đấy các anh xem, giữa ban ngày, ban mặt mà người ta vẫn ngang nhiên làm như vậy đấy. Chẳng biết họ có đánh được nhiều cá hay không nhưng tính từ năm 2013 đến nay trên địa bàn xã đã có 4 người chết vì bị điện giật khi đang đánh bắt cá bằng xung điện. Trong đó, năm 2013 có 1 người là Bùi Văn Anh, SN 1996, ở xóm Săng Trạch bị chết khi đi đánh bắt cá bằng xung điện. Tiếp đó, liên tục các năm 2015, 2016 và 2017, trên địa bàn xã đều có người chết vì bị điện giật khi đi đánh bắt cá bằng xung điện. Trong số 4 người chết có 3 người ở xóm Săng Trạch, 1 người ở xóm Nưa. Mới đây nhất vào ngày 6/3/2017, trong khi đi đánh bắt cá bằng xung điện Đinh Công Niên, SN 1976, trú tại xóm Săng Trạch đã bị điện giật chết. Đáng nói, những người bị nạn đều ở độ tuổi còn trẻ. Như năm 2016, nạn nhân bị điện giật chết khi đang đánh bắt cá bằng xung điện là Đinh Công Quân ở xóm Săng Trạch, SN 1990; năm 2015, nạn nhân Nguyễn Văn Chung ở xóm Nưa SN 1997. Còn trước đó là Bùi Văn Anh ở xóm Săng Trạch cũng chỉ SN 1998.

 

Dù là người “cứng vía”, được chứng kiến nhiều vụ tai nạn chết người khi đánh bắt cá bằng xung điện nhưng anh Xa Quý Dương vẫn luôn cảm thấy sợ hãi khi nhìn thấy những thi thể nạn nhân được vớt lên từ dưới nước. Anh bảo: Không có gì ám ảnh bằng việc nhìn thấy những thi thể người bị điện giật chết khi đánh bắt cá bằng xung điện. Hầu hết các nạn nhân khi vớt lên đều cứng đơ, họ bị chết vì dòng điện cực mạnh trước khi bị rơi xuống nước. Đáng nói, có những trường hợp khi chết vẫn còn giữ nguyên ở tư thế đang chuẩn bị... phóng lao điện xuống nước.

 

Cực kỳ nguy hiểm và manh động

 

Trao đổi với chúng tôi, cả đồng chí Bàn Văn Hải và Xa Quý Dương đều cho biết: Việc sử dụng xung điện đánh bắt cá trên vùng lòng hồ xuất hiện rộ trong khoảng 3 - 4 năm trở lại đây. Tuy nhiên, các đối tượng thường dùng xung điện đánh bắt thuỷ sản trên vùng lòng hồ sông Đà cực kỳ nguy hiểm và manh động. Khi bị lực lượng chức năng đuổi bắt một là họ bỏ chạy, hai là chống trả quyết liệt. Do đặc thù phương tiện nhỏ, chở ít người lại lắp máy có công suất lớn nên khi thấy bóng dáng lực lượng chức năng họ lập tức tăng ga bỏ chạy rất nhanh. Với phương tiện hiện có, chúng tôi chưa bao giờ đuổi kịp để bắt họ. Còn trong trường hợp bị vây bắt nhiều người đã có hành vi chống trả quyết liệt bằng việc ném sào điện sang thuyền của lực lượng chức năng. Với nguồn điện được kích lên đến hàng chục nghìn volte chắc chắn sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng những người thực hiện nhiệm vụ. Chính vì lẽ đó thế nên các đối tượng này vẫn ngang nhiên hoạt động, coi thường các quy định của pháp luật. Về phía lực lượng chức năng cũng rất ít khi bắt được các đối tượng này. Nếu có bắt được cũng ít khi bắt được cả tang vật là máy kích điện vì khi biết không thể chạy thoát, chúng thường ném cả bộ kích xuống nước để phi tang. Ví như, năm 2016, lực lượng Công an huyện Đà Bắc đã phối hợp với Công an xã Vầy Nưa, Công an xã Hiền Lương tổ chức phục kích, vây bắt đối tượng đánh bắt cá bằng xung điện. Trong quá trình vây bắt, các đối tượng đã có hành vi chống trả quyết liệt và điều khiển phương tiện bỏ chạy với tốc độ cao. Chỉ đến khi lực lượng chức năng nổ súng cảnh cáo, các đối tượng mới dừng phương tiện, chịu bị bắt.

 

Theo đồng chí Bàn Văn Hải, Trưởng Công an xã Vầy Nưa, chính vì những khó khăn trong công tác ngăn chặn, đấu tranh với các đối tượng sử dụng xung điện đánh bắt cá nên thời gian qua, tình trạng đánh bắt cá bằng xung điện vùng lòng hồ thuộc địa bàn xã tiếp tục có diễn biến rất phức tạp ảnh hưởng lớn đến tình hình ANTT trên địa bàn cũng như ảnh hưởng đến việc nuôi thuỷ sản của các hộ dân trên vùng lòng hồ. Đáng nói, trong số 6/10 xóm của xã giáp hồ sông Đà, hầu hết ở các xóm đều có người đánh bắt cá bằng xung điện. Tuy vậy, qua nắm bắt của lực lượng Công an xã, số đối tượng đánh bắt cá bằng xung điện tập trung chủ yếu ở xóm Săng Trạch. Qua nắm bắt và thống kê sơ bộ của Công an xã, trong số 90 hộ dân của xóm Săng Trạch có đến 80% số hộ có dụng cụ đánh bắt cá bằng xung điện. Trong đó, có nhiều hộ có 2 - 3 bộ. Trước tình trạng này, xã Vầy Nưa đã đẩy mạnh tuyên truyền về tác hại của việc đánh bắt cá bằng xung điện. Đồng thời triển khai quyết liệt đấu tranh, ngăn chặn đánh bắt cá bằng xung điện. Tuy nhiên, một bộ phận người dân chưa có ý thức chấp hành, vẫn ngang nhiên đánh bắt cá bằng xung điện, bất chấp và thách thức các quy định của pháp luật. Đáng nói hơn, như ở xóm Săng Trạch dù cho chi bộ, ban quản lý xóm thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở nhưng nhiều người vẫn phớt lờ, bỏ ngoài tai, tiếp tục thực hiện việc đánh bắt cá bằng xung điện. Chẳng vậy, ông bí thư chi bộ xóm Săng Trạch Đinh Công út đã phải buông xuôi, trong quá trình tuyên truyền ông cũng chỉ đề nghị các đối tượng khi đi đánh bắt cá bằng xung điện thì nhớ... buộc thêm dây vào người để lỡ có bị điện giật chết, dân làng không phải mất công mò lặn vớt xác...

 

Theo đồng chí Xa Quý Dương, Phó trưởng Công an xã Vầy Nưa, nguyên nhân của tình trạng này là do một bộ phận người dân có tâm lý “ăn xổi” muốn đánh bắt được nhiều cá nhưng không tốn công sức. Bên cạnh đó, việc đánh bắt cá bằng lưới hiệu quả không cao thế nên nhiều người đã chọn cách đánh bắt theo hình thức huỷ diệt. Trước tình trạng này, Công an xã đã xây dựng kế hoạch, tham mưu cho UBND xã triển khai các biện pháp đấu tranh. Tuy nhiên cũng rất mong các ngành chức năng hỗ trợ, giúp đỡ xã trong việc đấu tranh với các đối tượng nhằm ngăn chặn hiệu quả việc đánh bắt cá bằng xung điện, đảm bảo ANTT, an toàn tính mạng, tài sản của người dân trên địa bàn.

                                                                                 

 

 

                                                                       Mạnh Hùng    

 

Các tin khác


Gặp gỡ cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

70 năm đã trôi qua nhưng ký ức, kỷ niệm về tháng ngày tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí cựu chiến binh Lý Văn Ngoan (ảnh), hiện sinh sống tại thôn Đồng Tiến, xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy.

Đổi thay nơi lòng chảo Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của những “pho sử sống”

Trong ký ức của họ, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa cả vùng đất rộng lớn của cánh đồng Mường Thanh bị tàn phá nặng nề, hoang tàn, ngồn ngang vũ khí và bom đạn sau chiến tranh… Và nay, sau 70 năm nơi chiến trường xưa là một thành phố trẻ tràn đầy sức sống. Giữa nhộn nhịp của cuộc sống, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa như những "pho sử sống” trao truyền cho thế hệ hôm nay ngọn lửa của lòng tự hào, tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc...

Kiên cường lính nhà giàn DK1

Bất cứ ai có mặt trên sân thượng nhà giàn DK1/10 ở bãi cạn Cà Mau sáng đó chắc không thể nào quên: những gương mặt cương nghị, rắn rỏi đượm vị mặn mòi biển cả và những lời thề của cán bộ, chiến sĩ (CB,CS) nhà giàn trong buổi chào cờ. Gió lồng lộng thổi, nắng vàng rực rỡ. Dưới chân nhà giàn, những con sóng vẫn trào dâng như hòa điệu vào bài Quốc ca và lời tuyên thệ đanh thép của chỉ huy trưởng nhà giàn Nguyễn Đình Đức: "Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Xin thề...”.

Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục