(HBĐT) - "Đất không còn bạc lạc/ Nước không còn bời lời…”, nhịp sống của cư dân dưới chân núi Cột Cờ đã trở nên sôi động. Cảm nhận ấy không chỉ của riêng tôi mà trong suy nghĩ những người đã ít nhiều gắn bó với đất và người Mường Bi - Tân Lạc.


Từ nhiều năm nay, huyện Tân Lạc khôi phục và duy trì lễ hội Khai hạ Mường Bi hàng năm để giữ gìn bản sắc văn hóa và quảng bá tiềm năng du lịch.

 

Góp mặt trong hội nghị "Giới thiệu tiềm năng, quảng bá du lịch, thu hút đầu tư, xúc tiến thương mại huyện Tân Lạc năm 2017”, ông Hà Văn Thắng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần 26/3 Hòa Bình chia sẻ rằng: Tân Lạc hôm nay đang là nơi "đất lành chim đậu”. Có điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi, tài nguyên dồi dào và có sự quan tâm thiết thực từ cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc khơi dậy tiềm năng thu hút đầu tư, xúc tiến thương mại. Mong rằng các nhà đầu tư cùng nghiên cứu đưa các dự án về lấp đầy các khu đất trống, góp phần thúc đẩy phát triển KT -XH ở vùng đất hữu tình này.

Thật vậy, Tân Lạc là vùng đất giàu tiềm năng và lợi thế như lời đồng chí Bí thư Huyện ủy Bùi Văn Tinh gợi mở: Tân Lạc là huyện trung du miền núi, có diện tích tự nhiên 53,2 ha, địa hình đồi núi chiếm trên 80% diện tích. Độ cao trung bình toàn huyện so với mực nước biển khoảng 300 - 400 m. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình cả năm đạt 22, 9oC. Là huyện thuộc vùng cửa ngõ Tây Bắc (còn được biết đến với tên gọi ngã ba Đông Dương) nối vùng kinh tế các tỉnh Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và huyện Nho Quan (Ninh Bình) … tạo cho huyện những điều kiện thuận lợi đẩy mạnh giao lưu kinh tỏ, văn hóa với các tỉnh lân cận. Hơn thế, Tân Lạc (Mường BiM) là 1 trong 4 Mường lớn có nền Văn hóa Hòa Bình nổi tiếng. Người Mường Tân Lạc còn giữ được nhiều nét đặc sắc của bản sắc văn hóa Mường với sử thi "Đẻ đất, đẻ nước”. Được thiên nhiên ưu đãi nhiều phong cảnh đẹp, đến nay, Tân Lạc là huyện có nhiều di tích văn hóa cấp tỉnh, cấp quốc gia nhất trong toàn tỉnh. Có nhiều sản phẩm du lịch độc đáo về văn hóa, sinh thái... Bởi vậy, trong định hướng của huyện, du lịch đã được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn để chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Theo đó, Huyện ủy đã ban hành Nghị quyết số 03, ngày 26/7/2016 về "phát triển du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Một hướng đi mới đã được hình thành để tạo ra các sản phẩm du lịch mang tính đặc trưng của Tân Lạc như: du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch sinh thái.

Cùng với tiềm năng về du lịch, huyện Tân Lạc còn có nhiều lợi thế về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản với tổng diện tích tự nhiên trên 53.000 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp 10.963 ha, diện tích đất lâm nghiệp 35.518 ha, diện tích nuôi trồng thủy sản 163,15 ha.

Phát huy thế mạnh của địa phương, những năm gần đây, Tân Lạc đã tập trung sản xuất theo hướng phát triển nông sản hàng hóa với các sản phẩm chủ lực là cây có múi, mía tím, rau an toàn, dược liệu, gỗ rừng trồng, cá lồng, trâu, bò thịt, gà đồi...

Nhằm biến tiềm năng thành lợi thế để phát triển, những năm qua, huyện Tân Lạc đã đẩy mạnh thu hút đầu tư, theo đó đã có 21 dự án được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư vào địa bàn huyện với tổng số vốn 3.658 tỷ đồng gồm: Dự án Khu nghỉ dưỡng du lịch sinh thái hồ Hòa Bình, địa điểm tại xóm Liếm, xã Ngòi Hoa; Dự án Khu nghỉ dưỡng sinh thái và bảo tồn thiên nhiên Thung Lũng Mây, địa điểm tại các xóm: Cá, Biệng, Trung Hưng, Bắc Hưng, xã Quyết Chiến; Dự án May Hồ Gươm, chi nhánh Tân Lạc, tại xóm Lầm, xã Phong Phú với diện tích đất sử dụng 4,1 ha, sản xuất khoảng 2, 5 triệu sản phẩm quần áo/năm. Ngoài ra các dự án đầu tư khác như: Khai thác khoáng sản, dự án mở rộng trạm dừng nghỉ thị trấn Mường Khến, dự án đầu tư Tổ hợp trung tâm thương mại, dịch vụ khách sạn và văn phòng tại khu 3, thị trấn Mường Khến đang hoàn thiện về hạ tầng để đi vào hoạt động.

Trong năm 2017, Tân Lạc tiếp tục thu hút các dự án đầu tư vào địa bàn. Các nhà đầu tư tiến hành các bước khảo sát và đang thẩm định chủ trương đầu tư cho 5 dự án với tổng số vốn dự kiến 535 tỷ đồng gồm: Dự án Nông nghiệp công nghệ cao Toàn Cầu; Dự án bản du lịch văn hóa cộng đồng dân tộc Mường; Dự án Khu du lịch sinh thái và tâm linh Thung Khe - Tân Lạc - Hòa Bình; Dự án Khu du lịch sinh thái V’Star - Ngòi Hoa; Dự án đầu tư Khu du lịch sinh thái tại xã Ngòi Hoa; Dự án bảo về rừng kết hợp nghỉ dưỡng tại xã Phú Cường, huyện Tân Lạc và huyện Mai Châu.

Với 80% diện tích tự nhiên là đồi núi vừa là lợi thế cũng là khó khăn, thách thức đối với một huyện phần lớn người dân sống dựa vào nông nghiệp. Tuy nhiên, bằng ý thức tự lực, tự cường, cần cù, sáng tạo, Tân Lạc đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách giành nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Kinh tế có bước tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng trưởng từ 11,8% năm 2010 lên 13,57% năm 2017. Thu nhập bình quân đầu người 34, 21 triệu đồng, gấp 3, 2 lần so với năm 2010. Đời sống của nhân dân có sự đổi thay vượt bậc. ánh bình minh đang tỏa sáng dưới chân núi Cột Cờ mang đến niềm vui, hạnh phúc cho cư dân vùng đất cổ Mường Bi.

Thúy Hằng

 

 


Các tin khác


Gặp gỡ cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

70 năm đã trôi qua nhưng ký ức, kỷ niệm về tháng ngày tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí cựu chiến binh Lý Văn Ngoan (ảnh), hiện sinh sống tại thôn Đồng Tiến, xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy.

Đổi thay nơi lòng chảo Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của những “pho sử sống”

Trong ký ức của họ, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa cả vùng đất rộng lớn của cánh đồng Mường Thanh bị tàn phá nặng nề, hoang tàn, ngồn ngang vũ khí và bom đạn sau chiến tranh… Và nay, sau 70 năm nơi chiến trường xưa là một thành phố trẻ tràn đầy sức sống. Giữa nhộn nhịp của cuộc sống, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa như những "pho sử sống” trao truyền cho thế hệ hôm nay ngọn lửa của lòng tự hào, tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc...

Kiên cường lính nhà giàn DK1

Bất cứ ai có mặt trên sân thượng nhà giàn DK1/10 ở bãi cạn Cà Mau sáng đó chắc không thể nào quên: những gương mặt cương nghị, rắn rỏi đượm vị mặn mòi biển cả và những lời thề của cán bộ, chiến sĩ (CB,CS) nhà giàn trong buổi chào cờ. Gió lồng lộng thổi, nắng vàng rực rỡ. Dưới chân nhà giàn, những con sóng vẫn trào dâng như hòa điệu vào bài Quốc ca và lời tuyên thệ đanh thép của chỉ huy trưởng nhà giàn Nguyễn Đình Đức: "Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Xin thề...”.

Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục