(HBĐT) - Tôi đến Cù Lao Chàm lần đầu tiên vào một ngày thu đầy nắng và gió. Ấn tượng đầu tiên với vùng cù lao này là vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên vẫn được giữ gìn trong khi dịch vụ du lịch đã đi vào ổn định. Cùng với đó là sự thân thiện, mến khách của con người và môi trường sạch sẽ. Vì vậy, đảo đặt ra quy định đối với khách du lịch là tuyệt đối không sử dụng túi nilon, không xả rác bừa bãi, đồ gì mang được về đất liền vứt thì mang về, hạn chế tối đa vứt rác ở đảo.


Cù Lao Chàm là cụm đảo tọa lạc ở xã đảo Tân Hiệp, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam. Nằm cách bờ biển Cửa Đại 15 km. Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 2009. Từ TP Đà Nẵng, chúng tôi đặt tour đi Cù Lao Chàm với giá trọn gói 1 ngày là 530.000 đồng/người để bắt đầu hành trình khám phá hòn đảo xinh đẹp nhất của Hội An, nơi có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng.

Đến bến Cửa Đại, chúng tôi lên ca nô siêu tốc ra đảo. Trải nghiệm bằng tàu ca nô siêu tốc thực sự rất thú vị, thích hợp với những người ưa sự mạo hiểm, cảm giác mạnh.Mang trong mình vẻ đẹp hoang sơ, du lịch Cù Lao Chàm đã trở thành xu hướng trong những năm gần đây.Kể từ năm 2009, khi được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, Cù Lao Chàm nhanh chóng trở thành địa danh du lịch biển nổi tiếng của miền Trung. Sức hấp dẫn ở đây không chỉ là cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, non nước hữu tình, không khí mát mẻ, trong lành mà còn ở sự đa dạng sinh học vô cùng phong phú,cùng những bãi cát dài trắng mịn và bờ biển xanh ngắt.


Dịch vụt ham quan các đảo nhỏ bằng thuyền ở Cù Lao Chàm.

Bên cạnh sự hùng vĩ, nên thơ của núi rừng và biển xanh, vẻ đẹp của hệ sinh thái dưới nước,trên cạn, Cù Lao Chàm còn mang vẻ đẹp trầm tĩnh với những di sản văn hóa - lịch sử lâu đời. Những di tích như chùa Hải Tạng, giếng Chăm ởxóm Cấm, miếu tổ nghề yến, lăng Thành Hoàng… là những lát cắt lịch sử văn hóa, minh chứng cho sự hưng thịnh của người Chăm và người Việt cổ cách đây hàng nghìn năm. Trong số đó, 7 di tích được Nhà nước công nhận là di tích cấp quốc gia vào năm 2007.

Cùnghướng dẫn viên du lịch địa phương, chúng tôi đến khu bảo tồn sinh vật biển Cù Lao Chàm. Thực ra, gọi là phòng trưng bày hải sản thì chính xác hơn. Phòng trưng bày có diện tích khá khiêm tốn, gồm các loại tôm, cua, cá, mực, rùa, hải sâm, ốc, bào ngư… cùng các mảnh gốm, sứ, đồ cổcác nhà khảo cổ học khai quật được ở đây.

Đến xóm Cấm, bạn sẽ được giới thiệu giếng Chăm, giếng cổ bên đường đi nhỏ hẹp, nước rất mát và trong. Giếng Chăm được xây bằng gạch thẻ, lòng giếng có 2 tầng, tầng dưới hình vuông tượng trưng cho Yoni (sinh thực khí nữ), tầng trên hình tròn, tượng trưng cho Linga (sinh thực khí nam). Xưa kia, đây là giếng nước ngọt duy nhất trên đảo. Nay người dân có thêm nhiều giếng khoan, có nước ngọt nhưng bị phèn, phải lọc mới dùng được. Gần đây, đảo có hệ thống nước tự chảy, được dẫn từ các suối trên núi xuống, đủ dùng quanh năm.


Ở Cù Lao Chàm, hải sản được bày bán rất nhiều, hấp dẫn du khách.

Đi qua khu đồng đầy hoa lục bình tím, theo lối mòn hẹp, có đôi chỗ xăm xắp nước là đến chùa Hải Tạng. Chùa được xây dựng năm 1758, tọa lạc sát chân núi phía tây của đảo Hòn Lao, lưng tựa vào núi, mặt nhìn ra khu đồng. Hiện tại, chùa không có sư trụ trì mà chỉ có đôi vợ chồng già trông nom, hương khói. Ngôi chùa quy mô vừa phải, khung gỗ, lợp ngói âm dương như nhiều ngôi chùa cổ khác ở Hội An. Chùa thờ Phật kết hợp thờ các thánh, thần để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng "tam giáo đồng nguyên” của cư dân bản địa và khách thập phương đến giao thương, buôn bán một thời ở đảo này.

Bãi Chồng là bãi biển đẹp nhất. Bãi cát tuy hẹp nhưng dài, có những hàng dừa xanh, thẳng tắp,mát mẻ. Bãi tắm này rất sạch, không rác thải, túi nilon. Từ năm 2009, theo quy định, du khách đến Cù Lao Chàm không được mang theo túi nilon nhằm bảo vệ môi trường sinh thái.

Rất thú vị nếu du khách thuê xe máy đi "phượt”. Những con đường ngoằn ngoèo, khi qua làng, khi men theo bờ biển, lúc lên núi. Lên những dốc núi cao, bạn có thể thưởng lãm những bãi cát trắng, eo biển xanh trong, những cù lao núi đồi xanh ngăn ngắt. Đến đảo Hòn Dài, Hòn Bà, Đảo Yến, du khách tận mắt ngắm nhìn và cảm nhận vẻ đẹp tuyệt vời của những rặng san hô. Bạn sẽ được trang bị áo phao, kính lặn, ống thở. Thích mạo hiểm hơn, bạn có thể tham gia môn lặn dưới đáy biển để thấy thật gần những rặng san hô lóng lánh màu sắc cùng các sinh vật biển dưới làn nước trong vắt của đại dương.

Sẽ không hiểu hết cù lao Chàm nếu không vào Bãi Làng để trải nghiệm cùng ngư dân về cuộc sống bám biển. Khu Bãi Làng là khu dân cư lâu đời nhất trên đảo, biểu hiện sức sống mãnh liệt, trải qua một quá trình đấu tranh sinh tồn của người dân biển đảo trước thiên nhiên khắc nghiệt.

Cù Lao Chàm không có khách sạn, nhà nghỉ lớn như trong đất liền. Các gia đình làm dịch vụ homestay,dịch vụ ănở cho du khách. Có điều, sự đông đúc, tấp nập ấy không làm mất đi sự bình yên, mộc mạc của đất đảo cũng như sự chân tình, nồng hậu, hiếu khách của người dân nơi đây.

Hải sản tươi sống được bày bán ở bến thuyền, chợ hải sản và nhiều nơi trên đường làng với cá mó, cá chình, hải sâm, mực nang, ốc tượng, ốc đá, ốc giác, ốc gai, ốc vú nàng, cua đá, cua huỳnh đế, nhum biển, hàu, tôm biển, sò, bào ngư…Giá hải sản ở đây khá đắt, gấp đôi, gấp ba ở đất liền. Bữa cơm trên đảo ngoài hải sản không thể thiếu món rong biển hoặc rau rừng tươi ngon mọc hoang ở các chân núi như rau dớn, rau sân, rau lủi, mã đề…

Hiện nay, 40% người dân Cù Lao Chàm làm nghề biển, còn lại làm dịch vụ du lịch, buôn bán, một số vào đất liền làm ăn. Dịp nghỉ lễ, mỗi ngày nơi đây đón hàng nghìn lượt khách, gây không ít áp lực cho cơ sở hạ tầng và môi trường, cảnh quan, hệ sinh thái của đảo.

Có câu nói mà gần như hướng dẫn viên du lịch nào cũng nói với bạn:"Đến Cù Lao Chàm, không giết gì ngoài giết thời gian, không lấy gì ngoài lấy những tấm hình, không bỏ lại gì ngoài những bọt sóng...". Hẹn một ngày gần nhất sẽ quay lại Cù Lao Chàm và trải nghiệm hết các dịch vụ tham quan nơi đây


Đinh Thắng


Các tin khác


Gặp gỡ cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

70 năm đã trôi qua nhưng ký ức, kỷ niệm về tháng ngày tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí cựu chiến binh Lý Văn Ngoan (ảnh), hiện sinh sống tại thôn Đồng Tiến, xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy.

Đổi thay nơi lòng chảo Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của những “pho sử sống”

Trong ký ức của họ, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa cả vùng đất rộng lớn của cánh đồng Mường Thanh bị tàn phá nặng nề, hoang tàn, ngồn ngang vũ khí và bom đạn sau chiến tranh… Và nay, sau 70 năm nơi chiến trường xưa là một thành phố trẻ tràn đầy sức sống. Giữa nhộn nhịp của cuộc sống, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa như những "pho sử sống” trao truyền cho thế hệ hôm nay ngọn lửa của lòng tự hào, tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc...

Kiên cường lính nhà giàn DK1

Bất cứ ai có mặt trên sân thượng nhà giàn DK1/10 ở bãi cạn Cà Mau sáng đó chắc không thể nào quên: những gương mặt cương nghị, rắn rỏi đượm vị mặn mòi biển cả và những lời thề của cán bộ, chiến sĩ (CB,CS) nhà giàn trong buổi chào cờ. Gió lồng lộng thổi, nắng vàng rực rỡ. Dưới chân nhà giàn, những con sóng vẫn trào dâng như hòa điệu vào bài Quốc ca và lời tuyên thệ đanh thép của chỉ huy trưởng nhà giàn Nguyễn Đình Đức: "Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Xin thề...”.

Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục