(HBĐT) - Đặt chân đến Đà Lạt, tôi cảm nhận sự thay đổi của tiết trời, không gian, lối kiến trúc cổ kính, hương thơm ngào ngạt của ngàn hoa, thật xứng với danh xưng "thành phố tình yêu”. Trong tiết trời se lạnh, mưa phây phất từng hạt li ti, chúng tôi thong dong thưởng ngoạn những tinh hoa của mảnh đất "hiền hòa”.


Ngắm Đà Lạt từ con đường đất sét...

"Con đường đất sét” là một trong những tên gọi khác của điểm du lịch Đường hầm điêu khắc mà chúng tôi có dịp đến thăm. Trải dài hơn 1.200 m giữa rừng thông xanh biếc, Đường hầm đất sét là một kỳ quan nhân tạo ở Đà Lạt (Lâm Đồng) tọa lạc tại phường 4, cách trung tâm thành phố khoảng 14 km về hướng Tây Nam. Đi vào hoạt động từ năm 2012, nơi đây đã trở thành điểm đến thu hútdu khách thập phương, nhiều tour của các công ty du lịch lữ hành. Ngoài tên gọi "Đường hầm đất sét”, công trình độc đáo này còn được nhiều người biết đến với cái tên khác như Làng đất sét, Đường hầm đất đỏ... Đây còn là một thành phố Đà Lạt "thu gọn”, quy tụ hầu hết các điểm du lịch nổi tiếng của thành phố ngàn hoa. Chiều dài 1.200 m của con đường là một câu chuyện kể về sự phát triển của Đà Lạt từ thuở hình thànhcho tới thành phố du lịch hiện đại như ngày nay.

Chủ nhân của Đường hầm đất sét là anh Trịnh Bá Dũng, người có niềm đam mê lớn với những công trình kiến trúc cổ ở Đà Lạt. Sau 4 năm nghiên cứu, anh Dũng đã tìm ra công thức biến đất sét bazan thành một chất liệu mới có màu sắcđộc đáo và đặc biệt thân thiện với môi trường. Đường hầm đất sét chính là sự đột phá đỉnh cao về chất liệu khi xây dựng nên nó là một hỗn hợp có độ bền tương đương với bê tông.


Điểm du lịch Đường hầm đất sét thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước với nhiều hoạt động hấp dẫn.

Qua cửa để vào tới đường hầm là tượng đầu rồng, tượng trưng cho nòi giống con Rồng, cháu Tiên của dòng giống người Việt. Ngay từ điểm du lịch đầu tiên đã kích thích sự tò mò, thích thú khiến chúng tôi cũng như nhiều du khách đến thăm tranh thủ lưu lại những bức ảnh kỷ niệm. Tiếp đến là núi Langbiang với dòng sông, muông thú, cây cỏ. "Lịch sử hình thành Đà Lạt được khắc hoạ từ thuở hồng hoang, chưa có dấu chân người, chỉ có đá và nước cùng các loài muông thú trong rừng như rắn, rùa, voi,... cho đến khi xuất hiện người dân tộc với những hoạt động sinh hoạt thường ngày như giã gạo, uống rượu cần, đánh cồng chiêng… Những nếp nhà rông của đồng bào cũng được tái hiện. Hình ảnh điêu khắc rùa cha dẫn đàn con tháo chạy trong khi rùa mẹ trụ lại chiến đấu sinh tồn với loài rắn khổng lồ như một ẩn dụ về chế độ mẫu hệ trong đời sống của người Cơ Ho - dân tộc sinh sống lâu đời ở Lâm Đồng”, phóng viên Ngọc Ngà, Báo Lâm Đồng cho chúng tôi biết.

Cuộc hành trình tiếp tục với những kiến trúc mang đậm dấu ấn Pháp như Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt, Nhà ga Đà Lạt, Viện Pasteur, hồ Xuân Hương, khu biệt thự cổ... rồi đến sân bay Liên Khương, hồ Tuyền Lâm, thung lũng Tình yêu. Anh Lương Hoàng, khách du lịch tới từ Quảng Ninh cho biết: "Chuyến khám phá độc đáo từ đầu rồng đến đuôi rồng giúp tôi cũng như mọi người trong đoàn hiểu hơn về lịch sử hàng trăm năm hình thành và phát triển của Đà Lạt chỉ bằng vài chục phút đi bộ.

Đường hầm đất sét còn mang trong mình kỷ lục "vô tiền khoáng hậu”. Hợp phần đầu tiên của công trình được thực hiện hoàn tất là ngôi nhà đất có thế dựa lưng vào núi, hướng mặt ra hồ, trên nóc nhà nổi bật hình ảnh tấm bản đồ Tổ quốc thiêng liêng. Mặt tiền ngôi nhà được điêu khắc đầy đủ bộ chữ quốc ngữ và câu chuyện ngụ ngôn thú vị "Cá ăn kiến, kiến ăn cá”. Toàn bộ nội thất trong nhà đều được làm từ đất và có thể sử dụng được như bàn ghế, giường ngủ, nhà tắm, bồn rửa tay, lò sưởi,… Với kiến trúc độc đáo, ngôi nhà được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam xác nhận hai kỷ lục từ tháng 9/2013 là ngôi nhà bằng đất đỏ không nung đầu tiên và có phong cách độc đáo nhất; kỉ lục thứ 2 là ngôi nhà bằng đất đỏ không nung có mái đắp nổi hình bản đồ Việt Nam đầu tiên và có diện tích lớn nhất. Bị hấp dẫn bởi ngôi nhà "2 kỷ lục” này, chúng tôi nán lại hồi lâu để thăm thú, chụp ảnh, và nghe kể về câu chuyện ngụ ngôn. Nếu ai đó muốn tìm hiểu rõ về mà Đà Lạt mà không có nhiều thời gian thì đến thăm "Làng đất sét” sẽ là sự lựa chọn số một.

Đến thung lũng Tình Yêu

Rời Đường hầm đất sét, chúng tôi di chuyển đến danh thắng quyến rũ nhất ở Đà Lạt - thung lũng Tình Yêu. Có lịch sử hình thành lâu đời, cùng không gian xanh trong, rộng thoáng, thung lũng xinh đẹp này dễ dàng khiến nhiều du khách yêu thích ngay từ cái nhìn đầu tiên. Chính vì sắc vóc duyên dáng, trầm mặc nhưng vẫn đặc biệt nên thơ, người ta đặt cho thung lũng danh xưng mỹ miều- "Thung lũng Tình Yêu”.

Nếu bạn lỡ "lạc bước” vào thung lũng dễ khiến con người ta say đắm trong thế giới nghệ thuật từ cỏ hoa. Việc trưng bày hoa thơm cỏ lạ, hay nghệ thuật sắp đặt với chủ đề cỏ cây, là hình ảnh đã rất quen thuộc ở các không gian thắng cảnh lâu đời của phố núi Đà Lạt. Duyên dáng và đặc sắc, có Khu vườn Chim Công tạo dáng sinh động từ muôn vàn chậu kiểng đầy màu sắc, đồi Mimosa tuyệt mỹ dưới ánh hoàng hôn, đồi Vọng Cảnh nên thơ, Mê cung Tình Yêu độc đáo,... Đấy là chưa kể đến bộ sưu tập tượng điêu khắc, những công trình chào mừng ấn tượng thường đặt để trong dịp Lễ tình nhân, ngày Tết hay khi Đà Lạt chuẩn bị "chào đón” festival hoa.


Du khách tham quan thung lũng Tình yêu tại thành phố Đà Lạt.

Thích thú chụp ảnh trên con đường có hàng chục trái tim khổng lồ kết bằng hoa đủ thứ màu, bạn Nguyễn Ngọc Anh, du khách đến từ Bình Thuận chia sẻ: "Tôi đã mong muốn đến thung lũng Tình yêu để ngắm cảnh, chụp ảnh, tận hưởng không gian lãng mạn từ lâu và nay đã có thể thực hiện được. Mọi thứ ở đây thật tuyệt và có lẽ, tôi sẽ lựa chọn thung lũng tình yêu là địa điểm chụp ảnh cưới sắp tới cho mình”.

Nơi đây không chỉ đơn thuần là chốn ngoạn cảnh, thư giãn, mà còn cuốn hút đông đảo khách thập phương nhờ không ít hình thái dịch vụ du lịch phong phú và hấp dẫn. Hoạt động tham quan mang tính truyền thống như: cưỡi xe ngựa, tham gia tour xe lửa chạy vòng quanh thung lũng, đi xe đạp đôi, tàu lượn trên không hào hứng,.. Còn nếu bạn yêu thích dã ngoại hội nhóm, vận động tập thể nhộn nhịp thì đừng bỏ lỡ đăng kýcác gói tour team-building thú vị. Có rất nhiều dạng trò chơi đồng đội lý thú, đáng trải nghiệm như đu dây high-wire băng rừng, thi chạy vượt chướng ngại vật, đu dây zip-line, leo núi, trổ tài giải mật thư,.. Đa số hoạt động thử thách sức bền, dẻo dai của mỗi người nhưng vẫn đề cao yếu tố vui nhộn và rộn rã sẽ giúp các hội nhóm tham gia thêm tinh thần gắn bó.

Bốn mùa hoa cỏ rực sắc ở Đà Lạt như "gom về” trọn vẹn nơi thung lũng Tình Yêu thơ mộng, lãng mạn nhưng cũng chẳng kém phần rực rỡ sức sống. Nhiều khách tham quan yêu mến phố núi Lâm Đồng, lẫn những người con xa quê quay về ngắm nhìn thung lũng ngày nay, vẫn tự hào công nhận rằng, nơi này mỗi lúc nhìn lại càng thấy tươi đẹp, thú vị, đáng đến một lần trong đời.


Thanh Sơn

Các tin khác


Gặp gỡ cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

70 năm đã trôi qua nhưng ký ức, kỷ niệm về tháng ngày tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí cựu chiến binh Lý Văn Ngoan (ảnh), hiện sinh sống tại thôn Đồng Tiến, xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy.

Đổi thay nơi lòng chảo Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của những “pho sử sống”

Trong ký ức của họ, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa cả vùng đất rộng lớn của cánh đồng Mường Thanh bị tàn phá nặng nề, hoang tàn, ngồn ngang vũ khí và bom đạn sau chiến tranh… Và nay, sau 70 năm nơi chiến trường xưa là một thành phố trẻ tràn đầy sức sống. Giữa nhộn nhịp của cuộc sống, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa như những "pho sử sống” trao truyền cho thế hệ hôm nay ngọn lửa của lòng tự hào, tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc...

Kiên cường lính nhà giàn DK1

Bất cứ ai có mặt trên sân thượng nhà giàn DK1/10 ở bãi cạn Cà Mau sáng đó chắc không thể nào quên: những gương mặt cương nghị, rắn rỏi đượm vị mặn mòi biển cả và những lời thề của cán bộ, chiến sĩ (CB,CS) nhà giàn trong buổi chào cờ. Gió lồng lộng thổi, nắng vàng rực rỡ. Dưới chân nhà giàn, những con sóng vẫn trào dâng như hòa điệu vào bài Quốc ca và lời tuyên thệ đanh thép của chỉ huy trưởng nhà giàn Nguyễn Đình Đức: "Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Xin thề...”.

Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục