(HBĐT) - Những tháng ngày hạnh phúc của gia đình Hoàng Thị L. (SN 1993) và Triệu Thế Ng. (SN 1988) ở xã Hiền Lương nhanh chóng qua đi khi cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ lâm vào cảnh khốn khó. Để chăm lo cho cuộc sống gia đình khi có thêm thành viên, L. bàn với chồng về Hà Nội làm công nhân... Tuy nhiên, sau những tháng ngày ly hương bươn chải kiếm tiền gửi về cho chồng con, L. chỉ nhận lại những quả "đắng”. Bởi khi có tiền, chồng L. ở nhà rượu chè, cờ bạc. L. đã nhiều lần phải thay chồng trả những món nợ lên đến hàng chục triệu đồng. Mới đây, không chịu được cảnh suốt ngày phải đi "kéo cày trả nợ”, L. đã quyết định làm đơn xin ly hôn.


Cán bộ Tòa án nhân dân huyện Đà Bắc hướng dẫn người dân làm thủ tục pháp lý.

Không giống như hoàn cảnh của Hoàng Thị L., Đinh Công H. (SN 1988) ở xóm Suối Thương, xã Hào Lý chua chát: Vợ chồng em kết hôn năm 2012. Quá trình chung sống ban đầu vui vẻ, hạnh phúc. Sau khi có con, cuộc sống trở nên khó khăn nên năm 2014 vợ em quyết định đi làm ăn xa. Sau đó, 2 vợ chồng thường xuyên xảy ra mâu thuẫn và sống ly thân từ năm 2014 đến nay. Sau nhiều lần được họ hàng 2 bên góp ý hàn gắn tình cảm nhưng cô ấy vẫn quyết làm đơn xin ly hôn.

Theo thẩm phán Vũ Văn Túc, Chánh án TAND huyện Đà Bắc, thời gian qua, trên địa bàn huyện tình trạng ly hôn ở các gia đình trẻ có xu hướng gia tăng. Trong 2 năm trở lại đây, năm nào TAND huyện cũng tiếp nhận khoảng hơn 100 vụ ly hôn. Năm 2019 có khoảng 120 vụ. Chỉ tính riêng tháng 10 và thời điểm đầu tháng 11, TAND huyện đã tiếp nhận, thụ lý, giải quyết trên 30 vụ án hôn nhân và gia đình. Trong đó, chủ yếu là các vụ xin ly hôn. Phần lớn các vụ ly hôn rơi vào các gia đình trẻ có vợ, chồng hoặc cả 2 đi làm ăn xa. "Qua tìm hiểu, nắm bắt, nguyên nhân chủ yếu là mâu thuẫn gia đình, nghi ngờ ghen tuông vợ hoặc chồng có tình cảm với người khác. Tỷ lệ này chiếm trên 50% số vụ ly hôn” - thẩm phán Vũ Văn Túc cho biết.

Hơn nữa, "trước khi ly hôn, các cặp vợ chồng cũng đã có một thời gian dài sống ly thân, tình cảm phai nhạt nên khi họ đưa nhau ra tòa. Dù chúng tôi cũng đã cố gắng hòa giải nhưng hầu như không ai muốn hàn gắn hay quay lại với nhau” - chị Đào Thị Thanh Huyền, thư ký TAND huyện Đà Bắc chia sẻ. Đáng nói, trong các vụ ly hôn ở huyện phần lớn nguyên đơn là phụ nữ. Hầu hết họ là những người đi làm ăn xa. Sau khi đi làm một thời gian thì gia đình thường xảy ra mâu thuẫn, lục đục. Trong đó, nhiều gia đình vợ đi làm xa về chồng ghen tuông, có hành vi bạo hành. Do không chịu được đòn ghen nên đã làm đơn xin ly hôn như trường hợp của Lường Thị S. (SN 1985) ở xóm Trung Tằm, xã Trung Thành. Trở về sau thời gian đi làm xa liên tục phải nhận những trận đòn ghen của chồng nên cuối năm 2018 đã đơn phương làm đơn xin ly hôn. Mới đây nhất, TAND huyện tiếp nhận đơn xin ly hôn của chị Hà Thị C. (SN 1978), trú ở xóm Hạ, xã Đồng Ruộng. Nguyên nhân cũng vì chồng ghen đánh đập sau khi chị đi làm xa về. Đỉnh điểm là trận đòn "thừa sống, thiếu chết” làm chị bị thủng màng nhĩ, cùng nhiều tổn thương. Do vậy, chị đã đơn phương làm đơn xin ly hôn cho dù cuộc hôn nhân của chị với chồng đã được 17 năm và có 2 con.

Theo thẩm phán Vũ Văn Túc, do đời sống của người dân còn nhiều khó khăn nên thanh niên, nhất là các cặp vợ chồng trẻ phải chấp nhận cuộc sống ly hương để mưu sinh. Tuy nhiên, nó để lại những hệ lụy rất lớn là những cuộc ly hôn, gia đình tan vỡ. Sau ly hôn, nhiều đứa trẻ lớn lên thiếu đi tình cảm, sự quan tâm chăm lo của bố hoặc mẹ, thậm chí là cả hai. Đây là vấn đề xã hội cần được xem xét một cách nghiêm túc để có những giải pháp hiệu quả. Trong đó, "việc phát triển KT-XH, nâng cao đời sống người dân là yếu tố đóng vai trò then chốt. Bởi kinh tế phát triển, đời sống người dân được nâng cao sẽ giải quyết được tình trạng các gia đình trẻ không phải chia ly, đi làm ăn xa, tình cảm gia đình được gắn kết, bền chặt. Về phía các cơ quan tư pháp, TAND huyện xác định làm tốt chức năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật, tập trung thực hiện có hiệu quả công tác hòa giải nhằm hàn gắn các gia đình trước nguy cơ tan vỡ chứ chưa có giải pháp nào hiệu quả để góp phần giảm thiểu tình trạng này” - đồng chí Chánh án TAND huyện nhấn mạnh.

Phóng sự xã hội của Mạnh Hùng


Các tin khác


Đổi thay nơi lòng chảo Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của những “pho sử sống”

Trong ký ức của họ, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa cả vùng đất rộng lớn của cánh đồng Mường Thanh bị tàn phá nặng nề, hoang tàn, ngồn ngang vũ khí và bom đạn sau chiến tranh… Và nay, sau 70 năm nơi chiến trường xưa là một thành phố trẻ tràn đầy sức sống. Giữa nhộn nhịp của cuộc sống, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa như những "pho sử sống” trao truyền cho thế hệ hôm nay ngọn lửa của lòng tự hào, tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc...

Kiên cường lính nhà giàn DK1

Bất cứ ai có mặt trên sân thượng nhà giàn DK1/10 ở bãi cạn Cà Mau sáng đó chắc không thể nào quên: những gương mặt cương nghị, rắn rỏi đượm vị mặn mòi biển cả và những lời thề của cán bộ, chiến sĩ (CB,CS) nhà giàn trong buổi chào cờ. Gió lồng lộng thổi, nắng vàng rực rỡ. Dưới chân nhà giàn, những con sóng vẫn trào dâng như hòa điệu vào bài Quốc ca và lời tuyên thệ đanh thép của chỉ huy trưởng nhà giàn Nguyễn Đình Đức: "Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Xin thề...”.

Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục