(HBĐT) - Chăn nuôi chiếm trên 26,4% tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản của huyện Lạc Thủy, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân 10,5%/năm. Ngành chăn nuôi chuyển dịch từ nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi gia trại, trang trại. Huyện hình thành được các chuỗi giá trị sản xuất từ chăn nuôi ban đầu đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Người dân luôn sáng tạo, đổi mới, áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn dịch bệnh, VietGAP, tăng cường đưa giống vật nuôi mới có chất lượng, năng suất cao vào sản xuất. Phát triển chăn nuôi theo sản phẩm thế mạnh ưu tiên trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp gồm: Gà Lạc Thủy, dê, chăn nuôi gia súc và một số vật nuôi khác.



Trang trại của gia đình anh Cao Văn Dân, thôn Bột, xã Phú Thành  (Lạc Thủy) duy trì khoảng 8.000 con gà đẻ trứng. 

Thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, từ năm 2016 đến nay, ngành chăn nuôi của huyện Lạc Thủy từng bước chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển theo hình thức gia trại, trang trại tập trung, quy mô lớn. Qua đó, không chỉ giúp người chăn nuôi khai thác được tiềm năng, thế mạnh của địa phương mà còn giúp người chăn nuôi chủ động trong công tác phòng dịch bệnh, áp dụng KH-KT, kiểm soát ô nhiễm môi trường.

Chìa khóa giảm rủi ro

Trái ngược với hình ảnh nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh và cả nước phải "phơi chuồng” do không cầm cự được bởi giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, do dịch bệnh, giá cả thị trường thì tại huyện Lạc Thủy, các gia trại, trang trại chăn nuôi tập trung, quy mô lớn vẫn "sống khỏe" bất chấp mọi thách thức bủa vây. Đó là kết quả sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền huyện trong việc tuyên truyền, vận động người dân thay đổi tư duy, mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô, ứng dụng KH-KT trong chăn nuôi.

Huyện đặc biệt chú trọng tới công tác quy hoạch các vùng trang trại tập trung tại các xã, thị trấn. Đồng chí Hoàng Đình Chính, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện nhấn mạnh: Hướng tới phát triển bền vững ngành chăn nuôi, huyện khuyến khích người dân tập trung đất đai, dồn điền đổi thửa nhằm tạo quỹ đất liền kề để phát triển chăn nuôi. Việc tạo quỹ đất còn là cơ hội để các địa phương thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi; đẩy mạnh xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm, tạo đầu ra ổn định cho các sản phẩm. Các trang trại chăn nuôi phải làm kế hoạch bảo vệ môi trường, cam kết xây dựng chuồng trại xa khu dân cư, đảm bảo yêu cầu về khoảng cách để không ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Chú trọng vấn đề xử lý nước thải, chất thải trong quá trình sản xuất. Cùng với đó, quản lý chặt chẽ việc sử dụng các chất cấm trong thức ăn chăn nuôi, thực hiện chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, áp dụng quy trình VietGAP, kiểm soát phòng, chống dịch bệnh…

Theo thống kê, hiện, tổng đàn gà của huyện trên 1 triệu con, trong đó, gà Lạc Thủy chiếm trên 70%, dê 7.850 con, lợn 50.000 con, bò 6.100 con, trâu 5.150 con. Toàn huyện hiện có 19 trang trại và 235 gia trại chăn nuôi (chiếm 80% tổng số trang trại và gia trại các loại của huyện). Trong đó có 11 trang trại chăn nuôi gà và 3 HTX chăn nuôi gà Lạc Thủy thuộc HTX chuyên ngành chăn nuôi, tổ chức sản xuất theo chuỗi liên kết từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm; 17 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống gà Lạc Thủy đã được cơ quan chức năng của huyện kiểm tra, hướng dẫn thực hiện theo quy định của pháp luật. Đối với các trang trại gà có quy mô từ 3.000 - 20.000 con, hiệu quả kinh tế từ 300 triệu - 2 tỷ đồng/năm/trang trại. Các trang trại chăn nuôi lợn có quy mô từ 20 - 70 con lợn nái, lợn thương phẩm từ  50 - 200 con, hiệu quả kinh tế đạt từ trên 300 triệu đồng/năm.

Các trang trại, gia trại chăn nuôi trên địa bàn huyện hình thành các chuỗi liên kết, cùng chia sẻ kinh nghiệm, khắc phục khó khăn trong chăn nuôi. Tiêu biểu như mô hình liên kết nuôi gà Lạc Thủy giữa HTX chăn nuôi gà Lạc Thủy, HTX nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao Hải Đăng quy mô gần 30 hộ vệ tinh, sản xuất 2 triệu con giống/năm, gà thịt 100 tấn/năm, giá trị hàng hóa đạt 31,5 tỷ đồng/năm. Mô hình liên kết nuôi gà của ông Trịnh Văn Tuấn, thôn Bột, xã Phú Thành quy mô 120 hộ vệ tinh trên toàn huyện, sản xuất 5 triệu con giống/năm, gà thịt 400 tấn/năm, giá trị hàng hóa ước đạt 90 tỷ đồng/năm…

Anh Cao Văn Dân, thôn Bột, xã Phú Thành chia sẻ: Tổng đàn gà của gia đình luôn duy trì khoảng 8.000 con, trung bình mỗi ngày cung cấp cho HTX khoảng 800 quả trứng. Năm 2021, doanh thu từ nuôi gà của gia đình đạt 500 triệu đồng. So với chăn nuôi nhỏ lẻ, chăn nuôi theo quy mô tập trung không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, giảm được chi phí đầu tư mà còn giúp vật nuôi hạn chế được dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Không chỉ vậy, chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại giúp chúng tôi có điều kiện liên kết với các công ty, HTX nhằm hỗ trợ về KH-KT, giúp tăng năng suất, chất lượng, chủ động đầu ra cho sản phẩm.

Đòn bẩy xây dựng nhãn hiệu sản phẩm

Theo đồng chí Nguyễn Thị Thu Hằng, Phó Chủ tịch UBND huyện, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho sản phẩm chăn nuôi đang là xu hướng tất yếu trong giai đoạn hiện nay. Đây là giải pháp hiệu quả, vừa đảm bảo an toàn thực phẩm, chiếm được niềm tin của người tiêu dùng, vừa tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường. Đặc biệt, tạo cơ hội cho sản phẩm chăn nuôi có thêm cơ hội tìm kiếm các thị trường tiềm năng trong và ngoài nước. Bắt nhịp với xu thế, thời gian qua, huyện nỗ lực xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu cho sản phẩm chăn nuôi tiềm năng của địa phương, gồm nhãn hiệu chứng nhận (NHCN) "Dê Lạc Thủy”, "Gà Lạc Thủy”.

 Năm 2018, Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng bảo hộ NHCN "Gà Lạc Thủy”. Ngay sau khi được bảo hộ thành công, huyện giao Phòng NN&PTNT huyện quản lý. Để khai thác, phát huy giá trị của NHCN, UBND huyện ban hành quy chế quản lý, sử dụng NHCN "Gà Lạc Thủy”. Đến nay đã có 31 tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh gà Lạc Thủy được cấp giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu. Sự chặt chẽ trong quản lý NHCN giúp đặc sản gà Lạc Thủy tạo được  niềm tin đối với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Gà Lạc Thủy được cung cấp ra thị trường Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Quảng Ninh..., phân phối qua các đơn vị tiêu thụ số 1 Việt Nam như chuỗi siêu thị BigC toàn miền Bắc, chuỗi siêu thị Lotte và một số cửa hàng thực phẩm sạch trên toàn quốc. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, thương hiệu gà Lạc Thủy vẫn tiêu thụ tốt. Giá bán trung bình 100.000 đồng/kg, trứng ấp 8.000 đồng/quả, gà con 1 ngày tuổi 16.000 đồng/con. Theo tính toán, mặc dù giá cám chăn nuôi tăng nhưng với giá bán như trên, trung bình 1 gia trại nuôi khoảng 4.000 con sẽ lãi khoảng 200 triệu đồng/lứa. 

Đến năm 2020, Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng bảo hộ NHCN "Dê Lạc Thủy”. Chăn nuôi dê đang được huyện quan tâm hơn vì đem lại giá trị kinh tế cao và phù hợp với tiềm năng, lợi thế của huyện. Giá trị sản xuất bình quân đạt từ 180 - 200 triệu đồng/năm.

Không chỉ xây dựng thành công NHCN, huyện còn nỗ lực chuẩn hóa nhiều sản phẩm chăn nuôi đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh, gồm: Gà tươi nguyên con của HTX chăn nuôi gà Lạc Thủy (đạt 4 sao); trứng gà Ngọc Hân của HTX Nam Sơn (3 sao); gà tươi nguyên con Hải Đăng của HTX nông nghiệp hữu cơ Hải Đăng (3 sao); mật ong Khoan Dụ của HTX chăn nuôi ong mật Khoan Dụ (3 sao).  

Với quy mô lớn, các thương hiệu sản phẩm chăn nuôi sạch, theo tiêu chuẩn VietGAP, tiêu chuẩn OCOP của huyện Lạc Thủy đã, đang giúp các trang trại, gia trại chăn nuôi tại địa phương xây dựng đầu ra trực tiếp, không phải qua khâu trung gian giúp giảm chi phí. Chăn nuôi giúp người dân Lạc Thủy có thu nhập ổn đình, nhiều người trở thành tỷ phú chăn nuôi nổi tiếng khắp cả nước


Thu Thủy

Các tin khác


Đổi thay nơi lòng chảo Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của những “pho sử sống”

Trong ký ức của họ, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa cả vùng đất rộng lớn của cánh đồng Mường Thanh bị tàn phá nặng nề, hoang tàn, ngồn ngang vũ khí và bom đạn sau chiến tranh… Và nay, sau 70 năm nơi chiến trường xưa là một thành phố trẻ tràn đầy sức sống. Giữa nhộn nhịp của cuộc sống, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa như những "pho sử sống” trao truyền cho thế hệ hôm nay ngọn lửa của lòng tự hào, tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc...

Kiên cường lính nhà giàn DK1

Bất cứ ai có mặt trên sân thượng nhà giàn DK1/10 ở bãi cạn Cà Mau sáng đó chắc không thể nào quên: những gương mặt cương nghị, rắn rỏi đượm vị mặn mòi biển cả và những lời thề của cán bộ, chiến sĩ (CB,CS) nhà giàn trong buổi chào cờ. Gió lồng lộng thổi, nắng vàng rực rỡ. Dưới chân nhà giàn, những con sóng vẫn trào dâng như hòa điệu vào bài Quốc ca và lời tuyên thệ đanh thép của chỉ huy trưởng nhà giàn Nguyễn Đình Đức: "Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Xin thề...”.

Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục