(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh miền núi có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) như: Mường, Tày, Dao, Mông… cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường chiếm 64%. Để có sự đồng tốc trong phát triển KT-XH, từ nhiều thập kỷ qua, tỉnh đã quan tâm chỉ đạo sát sao trong việc ổn định dân cư, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, rút ngắn dần khoảng cách giữa vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào DTTS và vùng thuận lợi trên địa bàn.




Đại diện lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh, UBND huyện Đà Bắc kiểm tra công trình nâng cấp đường giao thông phục vụ giao thương cho người dân tại xã Cao Sơn (Đà Bắc).      

Chu toàn cuộc chuyển dân lớn nhất trong lịch sử

Nhắc đến Hòa Bình, nhiều người biết đến đó là nơi có "dòng sông ánh sáng” tức dòng sông Đà, vừa hùng vĩ, hiểm trở vừa thơ mộng, hấp dẫn. Với sự giúp đỡ Đảng và Nhà nước Liên Xô ( cũ), tháng 11/1979, trên dòng sông Đà, công trình Nhà máy Thủy điện Hòa Bình chính thức được khởi công xây dựng để kiến tạo ra dòng điện sáng. Là một trong những thuỷ điện lớn nhất khu vực Đông Nam Á, Thủy điện Hòa Bình không chỉ là niềm tự hào riêng của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình mà còn là niềm tự hào của đất nước Việt Nam. Nhưng ít ai biết rằng để có được công trình mang dấu ấn, tầm vóc của thế kỷ XX đó 168 người con đất Việt và những người bạn là chuyên gia Liên xô đã ngã xuống. Cùng với đó có hàng ngàn hộ dân cư trú ven sông Đà phải rời quê hương, bản quán đến định cư ở nơi khác. Nhân kỷ niệm 40 năm chuyển dân lòng hồ sông Đà, đồng chí Bùi Văn Luyến, Bí thư huyện ủy huyện Đà Bắc chia sẻ: Việc chuyển dân phục vụ cho nhiệm vụ xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình trên sông Đà tính đến nay vẫn được xem là một cuộc chuyển dân lớn nhất trong lịch sử đất nước sau chiến tranh. Đây được xác định là một trong những nhiệm vụ đặc biệt, cực kỳ quan trọng để kịp thời phục vụ cho kế hoạch ngăn sông Đà (đợt I năm 1983, đợt II năm 1986 và phát điện tổ máy số I năm 1987). Nhiệm vụ nặng nề này được T.Ư Đảng, Chính phủ giao Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Sơn Bình (cũ), trực tiếp là các địa phương: Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Kỳ Sơn và thị xã Hòa Bình (nay là TP Hòa Bình) tổ chức thực hiện. Trong đó, Đà Bắc được coi là trung tâm của cuộc chuyển dân. Tại thời điểm đó, huyện Đà Bắc có 23 xã thì có 18 xã nằm ở ven 2 bờ sông Đà, trong đó 7 xã phải di chuyển toàn bộ ra khỏi khu vực lòng hồ. Với sự quan tâm chỉ đạo sâu sát từ Trung ương, từ tỉnh, đội ngũ cán bộ, đảng viên đã phát huy tốt vai trò trong việc tuyên truyền, gương mẫu tổ chức thực hiện đúng chủ trương của Đảng, Chính phủ về công tác di dân vùng lòng hồ sông Đà. Qua đó đã tạo được sự tin tưởng tuyệt đối của người dân. Từ năm 1982 - 1986, huyện đã hoàn thành việc di chuyển 2.365 hộ dân với 12.397 nhân khẩu, 3.700 mồ mả cùng hàng chục vạn m2 nhà ở của Nhân dân tại 60 bản, làng thuộc 18/23 xã để dòng điện sông Đà toả sáng.

Quyết liệt xóa bỏ tập quán du canh, du cư trong đồng bào dân tộc thiểu số

Hòa Bình là tỉnh miền núi có đông đồng bào DTTS cùng chung sống, vì vậy công tác định canh, định cư  (ĐCĐC) và ổn định dân cư cho đồng bào DTTS luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu. Những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền trong tỉnh đã quan tâm ưu tiên nguồn lực từ nhiều chương trình, dự án để đầu tư trực tiếp cho các xã khó khăn, vùng ĐBDTTS như: Chương trình MTQG xây dựng NTM; giảm nghèo bền vững; chính sách hỗ trợ theo cơ chế Nghị quyết số 30a/2008/NQ/CP; Nghị quyết số 37- NQ/TW... Bên cạnh đó, các sở, ngành đã tham mưu cho tỉnh tổ chức thực hiện một số chính sách đặc thù, trong đó phải kể đến Đề án số 03-ĐA/TU của BTV Tỉnh ủy về củng cố nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, phát triển KT-XH và bảo đảm QP-AN 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu; Đề án đầu tư, hỗ trợ 36 thôn, xóm khó khăn nhất tỉnh, phạm vi nằm trên địa bàn 8 huyện và TP Hoà Bình; Đề án số 726 hỗ trợ hộ nghèo, khó khăn về nhà ở tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò...

Là một trong những cán bộ được cử về cơ sở  "3 cùng” với dân để thực hiện công tác ĐCĐC và ổn định dân cư cho đồng bào DTTS, ông Dương Đức Sáng, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh chia sẻ: Vào những năm 1988-1990, đồng bào dân tộc Dao, dân tộc Mông, Tày, Thái, thậm và một số ít đồng bào Mường trong tỉnh vẫn giữ tập quán du canh, du cư (DCDC). Hậu quả rừng bị chặt phá, đất bị thoái hoá bạc màu, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng hệ sinh thái, đời sống của người dân hết sức bấp bênh và phần đa là nghèo đói. Trước thực trạng đó, tỉnh đã có nhiều quyết sách để xóa bỏ tập quán này. Một trong những phương cách là cử tổ công tác gồm cán bộ Chi cục ĐCĐC, Chi cục Kiểm lâm, Kỹ sư nông nghiệp… phối hợp với lãnh đạo các huyện về nằm vùng ở xóm, xã để tuyên truyền, hướng dẫn người dân phát triển trồng trọt, chăn nuôi, đồng thời vận động người dân an cư để lập nghiệp. Theo đó bước chân ông Dương Đức Sáng và những người cộng sự đã đi tới nhiều xóm, bản như: Xóm Tằm, xã Cao Sơn, xóm Rãnh, xã Toàn Sơn, Đồng Chum, Đồng nghê, Mường Tuổng (cũ) huyện Đà Bắc; xóm Tiệng, xóm Suối Thản (cũ), xã Đú Sáng (Kim Bôi); xã Ngọc Sơn, Ngọc Lâu (Lạc Sơn); các xã Quyết Chiến, Ngổ Luông, Nam Sơn, Bắc Sơn (Tân Lạc) để tuyên truyền chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác ĐCĐC và hướng dẫn người dân phát triển trồng ngô, mía, chè… trên đất dốc. Đặc biệt, trong những năm 1990-1992, tỉnh tập trung cao cho việc vận động người dân xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) triệt phá cây thuốc phiện chuyển sang trông mận hậu, ngô lai, đào pháp… Mưa dầm thấm đất, ở những nơi có cán bộ đến tuyên truyền, vận động bà con đã hiểu ra và từng bước xóa bỏ tập quán DCDC yên tâm ổn định cuộc sống. Từ năm 2005, tỉnh triển khai tích cực Đề án hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo. Cùng với đó, công tác quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai ở vùng đồng bào DTTS số  được quan tâm, thực hiện có hiệu quả. Giai đoạn 2002-2010, thực hiện chính sách di dân ĐCĐC, Chương trình 134, 135 và dự án ổn định dân cư phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà, tỉnh đã đầu tư khai hoang, phục hóa hàng trăm ha ruộng nước, ruộng màu, san tạo mặt bằng tái định cư, giải quyết phần nào nhu cầu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS. Đồng thời, xây dựng các điểm ĐCĐC tập trung tại bản Cang, xã Pà Cò (Mai Châu); điểm khu suối Kẻ, xóm Mít, xã Tu Lý (Đà Bắc) cho các hộ trước đây DCDC ổn định cuộc sống, sản xuất. Ngoài ra, tỉnh cũng đã sắp xếp cho hàng trăm hộ DCDC về ở xen ghép tại các KDC, được cấp đất ở, đất sản xuất, hưởng các công trình phúc lợi…

Luôn xây đắp và mở rộng lộ trình giúp người dân an cư, đến nay, Hòa Bình đã hoàn toàn xóa bỏ được tập quán DCDC trong đồng bào DTTS. Đồng bào các dân tộc trong tỉnh đoàn kết, gắn bó chung sức xây dựng trên chặng đường xây NTM, giảm nghèo bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH chung của tỉnh.

(Còn nữa)

Thúy Hằng 
(Hội Nhà báo tỉnh)


Các tin khác


Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Những năm qua, cùng với triển khai các giải pháp nhằm tạo sinh kế cho người nghèo vươn lên, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo cũng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện. Ngoài đề án, chương trình hỗ trợ nhà ở, các cấp, ngành đã tăng cường huy động nguồn lực để hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, tạo động lực để các hộ vươn lên thoát nghèo.

Người "hóa rồng" cho tre Hòa Bình

Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.

Lắng đọng, thiêng liêng ở Nghĩa trang Hàng Dương

Nghĩa trang Hàng Dương, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Côn Đảo trong những ngày Xuân đón du khách ở mọi miền đất nước đến thăm viếng. Từ sáng sớm đến 24h, những nén hương, những bông hoa thơm ngát, tinh khôi được thắp, dâng trang trọng trên những phần mộ đem đến cho ta những cảm xúc trào dâng. Trong khuôn viên rất nhiều loài hoa khoe sắc như muốn chia sẻ, tri ân những người con đã nằm lại nơi đây.

Lừa đảo xuất khẩu lao động - cạm bẫy “việc nhẹ, lương cao”

Lợi dụng việc một bộ phận người dân có nhu cầu tham gia xuất khẩu lao động (XKLĐ), thời gian qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện các chiêu lừa XKLĐ khiến không ít người lâm vào cảnh éo le. Thậm chí nhiều trường hợp đứng trước "nanh vuốt” của bọn tội phạm mua bán người...

Sáng mãi màu áo xanh tình nguyện

"Năm 2024, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn thống nhất lựa chọn chủ đề công tác là "Năm Thanh niên tình nguyện”. Đây là năm đánh dấu nhiều sự kiện đặc biệt có ý nghĩa trong phong trào thanh niên tình nguyện, như: kỷ niệm 60 năm phong trào "Ba sẵn sàng”, 10 năm "Năm Thanh niên tình nguyện”, 25 năm Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè. Vì vậy, tổ chức Đoàn các cấp cần phải xem đây là một năm sôi động các hoạt động thanh niên tình nguyện trên toàn quốc với sự tham gia đông đảo của các tầng lớp thanh niên Việt Nam" - đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn nhấn mạnh tại hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ tư, khoá XII (tháng 1/2024).

Xung quanh việc xây dựng trụ sở và công trình văn hóa tâm linh tại thành phố Hòa Bình: Bài 2 - Công trình không phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, vi phạm trật tự xây dựng?

Liên quan đến việc xây dựng chùa Hòa Bình và các công trình phụ trợ, thời gian qua, một số cơ quan thông tin, báo chí đưa tin cho rằng: công trình này không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; vi phạm các quy định của pháp luật về thủ tục đầu tư; còn để xảy ra nhiều sai phạm liên quan đến trật tự xây dựng. Trước những vấn đề được dư luận xã hội và người dân quan tâm, các cơ quan chức năng của tỉnh và UBND thành phố Hòa Bình (TPHB) đã có thông tin phản hồi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục