(HBĐT) - Những năm qua, nhiều địa phương trong tỉnh gánh chịu thiệt hại nặng nề do thiên tai, sạt lở. Hàng nghìn hộ mất nhà cửa, đất sản xuất. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, nhiều khu tái định cư (TĐC) đã được xây dựng mới, góp phần ổn định lâu dài đời sống người dân. Tuy nhiên, từ năm 2018 đến nay, vẫn còn nhiều hộ chưa được nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) nơi ở mới, ảnh hưởng phần nào đến cuộc sống và quyền lợi của người dân.



Các hộ dân khu tái định cư xóm Tớn Trong, xã Vân Sơn (Tân Lạc) đã chuyển đến nơi ở mới ổn định,
 nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.  Ảnh: p.v

Đưa chúng tôi thăm khu TĐC xóm Tớn Trong, ông Hà Văn Tăng, xóm Tớn Trong, xã Vân Sơn (Tân Lạc) chia sẻ: Năm 2017, trên địa bàn bị sạt lở do thiên tai, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân. Được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu TĐC xóm Tớn Trong, chúng tôi vui lắm. Năm 2018, người dân được chuyển đến nơi ở mới với diện tích bình quân 300 m2/hộ. Chúng tôi rất cảm ơn các cấp đã quan tâm chia sẻ khó khăn, bảo vệ tính mạng người dân. Tuy nhiên, sau 4 năm về nơi ở mới các hộ vẫn chưa được cấp sổ đỏ. Nơi ở cũ mặc dù không ở, sinh hoạt thường xuyên, nhưng chúng tôi vẫn mong muốn được giữ lại để bà con phát triển sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi. Tại các đợt tiếp xúc cử tri, bà con đều kiến nghị cấp trên cấp sổ đỏ để người dân yên tâm sinh sống, phát triển kinh tế.

Qua tìm hiểu thực tế, khu TĐC xóm Tớn Trong có 21 hộ đã làm nhà ở ổn định từ năm 2018, các hộ vẫn về nơi ở cũ để trồng trọt, sản xuất và chưa được nhận GCNQSDĐ nơi ở mới. Theo lãnh đạo xã Vân Sơn, còn 12 hộ chưa ra nơi ở mới vì chưa có đất làm nhà. Trên địa bàn toàn huyện Tân Lạc có 4 khu TĐC cho 75 hộ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, trong đó, 1 khu TĐC xóm Ngòi, xã Suối Hoa diện tích 1,1 ha với 20 hộ, 3 khu TĐC xã Vân Sơn diện tích 3,1 ha với 55 hộ. Ngoài ra, có 41 hộ dân TĐC xen ghép trên địa bàn huyện. Các hộ tại các khu TĐC tập trung và xen ghép đều chưa được cấp GCNQSDĐ.

Không chỉ ở huyện Tân Lạc, việc cấp GCNQSDĐ nơi ở mới cho các hộ phải di dời đến khu TĐC do ảnh hưởng của thiên tai tại các địa phương trong những năm qua đang gặp khó khăn. Tỷ lệ hộ dân được cấp GCNQSDĐ ở các địa phương còn thấp. Đồng chí Nguyễn Văn Điện, Phó Chủ tịch UBND xã Tú Lý (Đà Bắc) cho biết: Tổng diện tích quy hoạch khu TĐC xóm Cháu là 4,5 ha, đã có 62 hộ ở các xóm: Cháu, Tình, Mó La chuyển về ở. Dự án triển khai năm 2009, năm 2015 đón người dân ảnh hưởng sạt lở vùng thiên tai. Tuy nhiên, việc cấp GCNQSDĐ còn khó khăn, các hộ chưa nhận được sổ. Từ năm 2021 đến nay, Phòng TN&MT đã rà soát, tiến hành trích đo, đang hoàn thiện thủ tục, chờ cấp GCNQSDĐ. Huyện đã quy hoạch, sắp xếp các điểm dân cư tập trung hợp lý đối với những địa bàn khó khăn, đảm bảo cho người dân phát triển sản xuất phù hợp với đặc điểm từng xã. Bố trí nguồn lực thực hiện 5 dự án di dời khẩn cấp dân cư ra khỏi khu vực nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất để hạn chế thiệt hại do thiên tai và 3 khu TĐC cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn. Đến nay, huyện đã cấp 188 GCNQSDĐ cho 188 hộ, diện tích trên 8,9 ha ở 5 khu TĐC tập trung, gồm: xóm Lau Bai, xã Vầy Nưa; xóm Túp, xã Tiền Phong; xóm Kế, xã Mường Chiềng; xóm Nhạp, xã Đồng Ruộng; xóm Bưa Cốc, xã Nánh Nghê. Từ năm 2018 đến nay, các hộ đã ổn định chỗ ở nhưng chưa được cấp GCNQSDĐ tại các khu TĐC: xóm Cháu, xã Tú Lý; xóm Ca Lông, xã Đồng Chum; xóm Bưa Trùng, xóm Ké, xã Hiền Lương; xóm Nà Tèn, xã Nánh Nghê; xóm Bằng, xã Giáp Đắt; xóm Đung Tẻ, xã Mường Chiềng là 351 hộ, với diện tích 15,7ha. Trong đó, 3 khu TĐC là xóm Cháu, xã Tú Lý; xóm Ca Lông, xã Đồng Chum; xóm Bưa Trùng, xóm Ké, xã Hiền Lương đang hoàn thiện hồ sơ để cấp GCNQSDĐ cho các hộ. Số hộ thuộc diện di dân TĐC nhưng chưa bố trí được đất ở là 191 hộ, diện tích đất ở cần bố trí khoảng trên 7,4 ha là các xã: Nánh Nghê, Đồng Chum, Đồng Ruộng, Tân Pheo.

Tại TP Hòa Bình, để di dời các hộ ra khỏi vùng sạt lở, UBND thành phố đã xây dựng 6 khu TĐC tại các phường, trong đó, phường Kỳ Sơn 1 khu, Trung Minh 1 khu, Thái Bình 2 khu và xã Hoà Bình 2 khu với 267 lô đất, tổng mức đầu tư 83 tỷ đồng. UBND thành phố đã giao 135 lô đất, còn lại 132 lô chưa giao; đã di dời, giao đất TĐC cho 134 hộ. Các hộ đã xây dựng nhà cửa, sinh sống ổn định. Toàn bộ gia đình, cá nhân đã được UBND thành phố giao vị trí đất TĐC, các hộ đã xây dựng nhà ở ổn định từ năm 2017 - 2018 đến nay vẫn chưa được cấp GCNQSDĐ. Còn 19 hộ chưa giao đất, do vị trí đất của các hộ nằm trong vùng nguy cơ sạt lở (chưa bị sạt lở). Các hộ không muốn di chuyển, nếu di chuyển đề nghị phải bồi thường, hỗ trợ về đất, tài sản trên đất.

(Còn nữa)

Hương Lan


Các tin khác


Đổi thay nơi lòng chảo Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của những “pho sử sống”

Trong ký ức của họ, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa cả vùng đất rộng lớn của cánh đồng Mường Thanh bị tàn phá nặng nề, hoang tàn, ngồn ngang vũ khí và bom đạn sau chiến tranh… Và nay, sau 70 năm nơi chiến trường xưa là một thành phố trẻ tràn đầy sức sống. Giữa nhộn nhịp của cuộc sống, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa như những "pho sử sống” trao truyền cho thế hệ hôm nay ngọn lửa của lòng tự hào, tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc...

Kiên cường lính nhà giàn DK1

Bất cứ ai có mặt trên sân thượng nhà giàn DK1/10 ở bãi cạn Cà Mau sáng đó chắc không thể nào quên: những gương mặt cương nghị, rắn rỏi đượm vị mặn mòi biển cả và những lời thề của cán bộ, chiến sĩ (CB,CS) nhà giàn trong buổi chào cờ. Gió lồng lộng thổi, nắng vàng rực rỡ. Dưới chân nhà giàn, những con sóng vẫn trào dâng như hòa điệu vào bài Quốc ca và lời tuyên thệ đanh thép của chỉ huy trưởng nhà giàn Nguyễn Đình Đức: "Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Xin thề...”.

Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục