Các bến thuyền có vai trò quan trọng trong giao lưu hàng hóa, thúc đẩy KT-XH vùng sông Đà. (Trong ảnh: Cảng Ba cấp phục vụ lưu thông hàng hóa, góp phần phát triển kinh tế các xã vùng lòng hồ thủy điện  Hòa Bình).

Các bến thuyền có vai trò quan trọng trong giao lưu hàng hóa, thúc đẩy KT-XH vùng sông Đà. (Trong ảnh: Cảng Ba cấp phục vụ lưu thông hàng hóa, góp phần phát triển kinh tế các xã vùng lòng hồ thủy điện Hòa Bình).

(HBĐT) - Để bù đắp những hy sinh nhà cửa, ruộng vườn của người dân vùng hồ sông Đà vì dòng điện của Tổ quốc, Đảng và Nhà nước đã triển khai Dự án ổn định dân cư phát triển KT-XH các xã vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà đã kết thúc 2 giai đoạn. Hiện nay đang tiếp tục triển khai giai đoạn 3, hướng tới mục tiêu giải quyết căn bản những khó khăn, phát triển KT-XH các xã vùng chuyển dân bền vững, nâng cao mức sống người dân vùng hồ.

 

Đề án ổn định dân cư phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2009-2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phạm vi thực hiện trên địa bàn 36 xã thuộc các huyện Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Cao Phong, Kim Bôi và TPHB. Tổng nguồn vốn đầu tư trên 898,5 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách T.ư hỗ trợ có mục tiêu trên 581,4 tỷ đồng, còn lại là nguồn vốn ngân sách địa phương và lồng ghép, các nguồn vốn khác. Đề án thực hiện 3 nội dung chính gồm: bố trí sắp xếp ổn định dân cư, đầu tư phát triển sản xuất và củng cố xây dựng cơ sở hạ tầng. BQL dự án vùng hồ sông Đà là đơn vị thực hiện chương trình. Đầu tư cơ sở hạ tầng là một trong những nội dung quan trọng của Đề án.

 

Qua 3 năm thực hiện đã triển khai 4 công trình giao thông quan trọng gồm: nâng cấp tuyến đường ô tô Hiền Lương - Vầy Nưa - Tiền Phong; đường ênh đi Đoàn Kết - Yên Hòa; mở mới đường xóm Tháu, xã Thái Thịnh đi xóm Nưa, xã Vầy Nưa; đường Đồng Chum đi xóm Nhạp Ngoài, xã Đồng Ruộng... Đến nay, tuyến Vầy Nưa - Tiền Phong đã nghiệm thu và bàn giao đưa vào sử dụng, góp phần quan trọng cải thiện điều kiện dân sinh trong vùng. Ba tuyến còn lại đã hoàn thành khối lượng chính. Trong năm 2011-2012, BQL đã thực hiện chuẩn bị đầu tư 29 công trình, chủ yếu là nâng cấp, cải tạo các tuyến đường đã làm từ giai đoạn 1995-2001 nay đã xuống cấp, hư hỏng ở các cụm dân cư tập trung để phát triển sản xuất và đời sống nhân dân cùng một số công trình dân sinh thiết yếu khác. Trong đó có 2 công trình đã khởi công là đường Ca Lông - Đồng Chum, trụ sở UBND xã Ba Khan (Mai Châu). Trong quý III/2011 đã khởi công đường vào xóm Đồng Gạo- TPHB; nâng cấp đường xóm Kim Bắc 1 đi Kim Bắc 5, xã Tú Sơn (Kim Bôi); xây dựng kênh thoát lũ xã Ba Khan. Ngoài ra, tổ chức công tác chuẩn bị đầu tư và khởi công nhiều công trình, dự án cơ sở hạ tầng thiết yếu như: điện cho khu tái định cư Bưa Cốp; trạm xá xã Vầy Nưa; khắc phục sạt lở tuyến đường Vầy Nưa - Tiền Phong; tuyến đường xóm Ong, xã Trung Hòa đi xã Ngòi Hoa; cải tạo hệ thống nước sinh hoạt thị trấn Đà Bắc; bến thuyền xã Bình Thanh; các công trình trường học, trạm y tế, trạm tiếp sóng truyền hình trong vùng dự án.

 

Trong 2 năm (2009 - 2010), tỉnh chỉ đạo BQL dự án và các huyện thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu trên địa bàn để thực hiện đề án như: nâng cấp tuyến đường Trúc Sơn đi Bưa Rồng - xóm Phủ (xã Toàn Sơn - Đà Bắc) với vốn đầu tư 20 tỷ đồng bằng nguồn lồng ghép vốn trái phiếu Chính phủ; từ nguồn vốn 135 và WB làm 4 công trình y tế tại các xã Đồng Nghê, Đồng Ruộng, Suối Nánh, Mường Chiềng (Đà Bắc); triển khai hồ xóm Gay, xã Mỹ Hòa (Tân Lạc) bằng nguồn trái phiếu Chính phủ với tổng mức đầu tư khoảng 30 tỷ đồng. BQL đang phối hợp với các địa phương vùng dự án rà soát các xóm, bản ven hồ để xác định mật độ dân số, điều kiện sản xuất để xây dựng và triển khai phương án dãn dân và xây dựng tái định cư, bố trí nguồn vốn, chỉ đạo các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công để sớm bàn giao và đưa vào sử dụng.

 

Ông Tô Xuân Khiêm, Phó BQL Dự án cho rằng, đề án đã thực hiện được 3 năm, nhiều công trình hạng mục cần triển khai, tuy nhiên, nguồn vốn bố trí chỉ đạt 11% (trong năm 2009 - 2011 mới được giao gần 97 tỷ đồng/898,5 tỷ đồng). BQL đang kiến nghị với tỉnh trình Chính phủ và các bộ, ngành bổ sung kinh phí mỗi năm từ 150-180 tỷ đồng và tích cực lồng ghép, huy động các nguồn lực khác để triển khai đề án bảo đảm tiến độ đề ra, sớm thực hiện mục tiêu cải thiện đời sống dân sinh vùng hồ.

 

 

                                                                                 Lê Chung

 

Các tin khác


Đường Trường Sơn huyền thoại

Những ngày tháng 5 lịch sử, trong không khí hào hùng kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn mở đường (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tá Nguyễn Tài Ba, Chủ tịch Hội truyền thống Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh tỉnh Hòa Bình lại cùng đồng đội ôn lại quãng thời gian được cống hiến, hy sinh, những ngày hành quân mở đường, giữ đường, đánh địch, bảo vệ huyết mạch giao thông để bộ đội ta chi viện cho tiền tuyến, giải phóng miền Nam.

Nhà tù Sơn La - “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng

Di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La - nơi được ví như "địa ngục trần gian” do thực dân Pháp xây dựng đã từng giam cầm, đày ải những người yêu nước và chiến sỹ cộng sản. Ngày nay, di tích này là "địa chỉ đỏ” trong công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ trong cả nước.

Gặp gỡ chiến sỹ Điện Biên

Các cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ nay đều ở tuổi xưa nay hiếm. Nhưng với họ, thanh xuân hào hùng của một thời hoa lửa và ký ức về những ngày tháng gian khổ mà rất đỗi tự hào năm xưa vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí.

Gặp gỡ cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

70 năm đã trôi qua nhưng ký ức, kỷ niệm về tháng ngày tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí cựu chiến binh Lý Văn Ngoan (ảnh), hiện sinh sống tại thôn Đồng Tiến, xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy.

Đổi thay nơi lòng chảo Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của những “pho sử sống”

Trong ký ức của họ, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa cả vùng đất rộng lớn của cánh đồng Mường Thanh bị tàn phá nặng nề, hoang tàn, ngồn ngang vũ khí và bom đạn sau chiến tranh… Và nay, sau 70 năm nơi chiến trường xưa là một thành phố trẻ tràn đầy sức sống. Giữa nhộn nhịp của cuộc sống, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa như những "pho sử sống” trao truyền cho thế hệ hôm nay ngọn lửa của lòng tự hào, tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc...

Kiên cường lính nhà giàn DK1

Bất cứ ai có mặt trên sân thượng nhà giàn DK1/10 ở bãi cạn Cà Mau sáng đó chắc không thể nào quên: những gương mặt cương nghị, rắn rỏi đượm vị mặn mòi biển cả và những lời thề của cán bộ, chiến sĩ (CB,CS) nhà giàn trong buổi chào cờ. Gió lồng lộng thổi, nắng vàng rực rỡ. Dưới chân nhà giàn, những con sóng vẫn trào dâng như hòa điệu vào bài Quốc ca và lời tuyên thệ đanh thép của chỉ huy trưởng nhà giàn Nguyễn Đình Đức: "Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Xin thề...”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục