(HBĐT) - Kể từ ngày cải cách giáo dục, trở về làm hiệu trưởng một trường THCS ở vùng rừng xanh, núi đỏ mà Thạch Sanh cứ rối như canh hẹ. Bí nhất là việc bố trí giáo viên dạy môn công nghệ, vì môn học này đã được đưa vào chương trình chính khóa nhưng nhà trường lại không có giáo viên chuyên về công nghệ.

 

Nội dung SGK lớp 6 môn công nghệ là những bài may mặc trong gia đình, cắt, khâu một số sản phẩm, trang trí nhà ở, nấu ăn trong gia đình. SGK lớp 7 là kỹ thuật trồng trọt. SGK lớp 8 là bản vẽ các khối hình học; bản vẽ kỹ thuật; cơ khí; kỹ thuật điện. SGK lớp 9 là giới thiệu nghề điện dân dụng với: Vật liệu điện dùng trong lắp đặt mạng lưới điện trong nhà; dụng cụ trong lắp đặt mạng điện; lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà; kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà...

 

Để đảm bảo chương trình, Thạch Hiệu trưởng chỉ còn cách là phân cho mỗi giáo viên chịu trách nhiệm dăm, bảy tiết, bất kể đó là giáo viên tổ tự nhiên hay xã hội, yêu cầu hàng đầu là phải kín lịch, còn chất lượng giảng dạy đành “được chăng hay chớ”. Vậy là hàng tuần, từ lớp 6 - lớp 9 ở trường THCS vùng rừng xanh, núi đỏ, giáo viên vẫn đều đặn lên lớp giảng dạy môn công nghệ theo kiểu “râu ông nọ cắm cằm bà kia”. Ngồi dưới lớp mà học sinh lớp 6 cứ cười khúc khích khi thầy giáo dạy môn thể dục, tốt nghiệp trường đại học TD-TT hẳn hỏi với dáng vóc như lực sỹ, bàn tay to hơn mảnh vải mẫu kích thước 8 cm x 15 cm hướng dẫn học sinh thực hành về mũi khâu thường, mũi khâu đột, khâu vắt. Cũng tương tự, học sinh lớp 8 thì bấm bụng cười khi cô giáo dạy tiếng Anh hầu như không có những kiến thức sơ đẳng về điện dân dụng như dòng điện một chiều, dòng điện xoay chiều, sơ đồ mạch điện... giảng bài “Đặc điểm và cấu tạo mạng điện trong nhà” cứ  lóng nga, lóng ngóng. Đến vẽ sơ đồ mạng điện đơn giản cũng nhầm lẫn từ mạch chính sang mạch phụ, thậm chí không hiểu Aptomat (cầu dao tự động) là gì. Có lẽ vui vẻ nhất là dạy và thực hành học phần “Nấu ăn trong gia đình” vì dù đó là luộc rau, nấu cơm, nấu canh, kho cá, hấp trứng thịt, nướng thịt hay rán trứng, rang tôm... kết thúc tiết học, cả cô và trò đều được một bữa bù khú với đủ loại “sơn hào, hải vị”.

 

Nhiều khi cả giờ lên lớp lẫn những tiết thực hành giữa thầy, cô giáo và các em học sinh đều ngơ ngác, lúng túng nhưng đến cuối năm bảng điểm môn công nghệ đều lấp lánh những điểm 9, điểm 10, thậm chí còn góp phần nâng cao tỷ lệ học sinh khá, giỏi. Nhìn bảng điểm môn công nghệ mà Thạch Hiệu trưởng cứ tấm tắc “giáo viên trường mình thật đa năng”.

 

 

Phương Huyền

 

 

 

 

Các tin khác


Thạch Sanh tân truyện: Lạm thu

(HBĐT) - Mặc dù chẳng có bằng cấp gì nhưng nhờ "vía” của phụ vương mà trước khi bước vào năm học mới chàng tiều phu được bổ nhiệm là hiệu trưởng một trường trung học cơ sở ở vùng "rừng xanh, núi đỏ”.     

Thạch Sanh tân truyện: “Nông sản sạch”

(HBĐT) - Trong xu thế phát triển, người tiêu dùng không chỉ có nhu cầu về việc ăn no hay ăn đủ mà còn phải đảm bảo về tiêu chuẩn, chất lượng. Đặc biệt trong thời điểm thực phẩm bẩn đang là vấn đề nhận được sự quan tâm của cộng đồng, việc sử dụng sản phẩm sạch lại càng quan trọng. Nắm bắt được xu thế đó, Thạch Sanh quyết định đầu tư mở cửa hàng kinh doanh nông sản sạch ở vùng "rừng xanh, núi đỏ”.

“Chủ thầu”

(HBĐT) - Quanh đi quẩn lại, cuối cùng Thạch Sanh quyết định vay vốn thành lập riêng một công ty TNHH của mình, nhằm "mượn vía” phụ vương để kiếm chác ít nhiều khi xây dựng các công trình từ nguồn vốn của cung đình ở vùng "rừng xanh, núi đỏ”.

Thạch Sanh tân truyện: Không dùng tiền mặt

(HBĐT) - Vì thương con gái yêu và bày cháu lít nhít, cân nhắc mãi, cuối cùng Vua cha cũng quyết định can thiệp với thuộc cấp bố trí cho chàng rể đầy tai tiếng giữ chức Đội trưởng Đội kiểm tra trật tự đô thị (KTTTĐT) ở vùng "rừng xanh núi đỏ”.

Điểm số của con

(HBĐT) - Vừa vào nhà, anh D. thấy vợ tóc tai rối bù, đi đi lại lại trong phòng ra chiều sốt ruột, còn con cún - con gái rượu đang thút thít khóc ở chân cầu thang. Tiếng bà vợ trầm bổng:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục