Thầy thuốc ưu tú Phạm Văn Cường (người ở giữa) và các đồng nghiệp thực hiện 1 ca phẫu thuật tại  Bệnh viện Đa khoa khu vực Mai Châu.

Thầy thuốc ưu tú Phạm Văn Cường (người ở giữa) và các đồng nghiệp thực hiện 1 ca phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Mai Châu.

(HBĐT) - Lần nào gặp thầy thuốc ưu tú Phạm Văn Cường, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Mai Châu chúng tôi đều bị cuốn vào những câu chuyên liên quan đến người bệnh của anh. Lần thì chuyện mổ, nối thành công một bàn tay đứt rời sau vụ tại nạn lao động của một bệnh nhân nam; lần là ca mổ cứu sống một bệnh nhân nữ ở xã Tân Dân. Rồi câu chuyện điều trị cho các bé sinh thiếu tháng, vàng da hay việc chạy thận nhân tạo cho bệnh nhân tại tuyến điều trị này...

 

Những câu chuyện không dứt về công việc, về người bệnh của  vị bác sĩ nơi vùng cao này khiến người viết thêm hiểu về tâm huyết của người thầy thuốc trong hành trình nghề nghiệp 30 năm qua. Sinh ra và lớn lên ở Mai Châu, thấu hiểu cuộc sống của đồng bào các dân tộc nơi đây nên khi về quê hương công tác (tháng 12/1985), bác sĩ Cường chỉ tâm niệm: Sẽ cố gắng học hỏi và phục vụ, làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nơi vùng cao, điều kiện KT-XH còn có những hạn chế nên việc chia sẻ, đồng cảm với người bệnh luôn được anh đặt lên hàng đầu. Mối quan hệ không chỉ đơn thuần giữa bác sĩ với bệnh nhân mà ở đó còn có mối đồng cảm, tương thân, tương ái, theo lời dặn của Bác Hồ “Lương y như từ mẫu”. Có quan điểm và phương châm nghề nghiệp rõ ràng nên dù ở vị trí công tác nào, bác sĩ Cường đều tuân thủ và hành xử theo đúng lương tâm nghề nghiệp và quy định của y đức. Khi ở cương vị Giám đốc Bệnh viện, anh cùng Ban giám đốc và tập thể y - bác sĩ luôn nỗ lực để xây dựng được hình ảnh đẹp của người thầy thuốc nơi vùng cao.

 

Trong quá trình công tác, bác sĩ Cường luôn đau đáu tâm niệm làm sao có thể xây dựng được đội ngũ y - bác sĩ “vừa hồng, vừa chuyên”, đáp ứng tốt nhiệm vụ chính trị được giao; có giải pháp xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế bảo đảm, đáp ứng tốt nhiệm vụ khám, chữa bệnh cho nhân dân. Xây dựng được nền tảng đó, Bệnh viện vừa cứu chữa kịp thời người bệnh (của huyện Mai Châu và các huyện lân cận của tỉnh Thanh Hóa, Sơn La…), vừa giảm chi phí, tốn kém cho người bệnh nếu phải đi tuyến trên. Vì vậy, hàng chục năm qua, anh và Ban giám đốc Bệnh viện bền bỉ với việc nâng cao bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ CB, y - bác sĩ. Hàng năm đều có bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên đi đào tạo, dài hạn hoặc ngắn hạn tại các trường Đại học y và các bệnh viện: Bạch Mai, Việt Đức... Bệnh viện huyện cũng luôn liên kết đào tạo, nâng cao trình độ tại chỗ cho đội ngũ y - bác sĩ khi mời các chuyên gia đầu ngành về Mai Châu để mở lớp, truyền dạy trực tiếp... Đội ngũ thầy thuốc của Bệnh viên đã dần làm chủ được các thiết bị hiện đại như máy Xquang kỹ thuật số, siêu âm mầu 4D, hệ thống phẫu thuật nội soi và nhiều thiết bị y tế khác...

 

Nhờ có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn tốt cùng thái độ phục vụ thân thiện nên chất lượng khám và điều trị ngày càng được nâng cao. Hàng năm, Bệnh viện khám cho trên 50.000 lượt bệnh nhân và điều trị nội trú cho 10.000 lượt người bệnh. Bệnh viện đã giải quyết được hầu hết các ca bệnh, giảm bớt bệnh nhân phải chuyển lên tuyến trên điều trị như: phẫu thuật lồng ngực, tiêu  hoá, gan mật, tiết niệu, cột sống, chấn thương, phẫu thuật nhi khoa, sản phụ khoa, răng - hàm - mặt, tai - mũi - họng, nội soi can thiệp, phẫu thuật nội soi tiết niệu...

 

Trong giai đoạn 2010 - 2015,  Bệnh viện Đa khoa khu vực Mai Châu đã được tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý của Nhà nước, Bộ Y tế và củỷa tỉnh. Bệnh viện đã đoạt 3 cờ thi đua xuất sắc của UBND tỉnh, 5 năm liền (2010-2014) được Sở Y tế công nhận tập thể lao động tiên tiến xuất sắc. Với riêng bác sĩ Phạm Văn Cường, thật khó đếm hết các ca phẫu thuật do anh và các đồng nghiệp thực hiện (mỗi tháng bình quân có 60 ca). Trong quá trình cống hiến cho Bệnh viên, cho ngành, anh còn là một tấm gương cho tinh thần học tập, nghiên cứu. Anh đã có 6 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh và ngành được nghiệm thu và ứng dụng vào thực tiễn, tham gia một đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước. Anh hiện là bác sĩ chuyên khoa cấp II ngành ngoại khoa và đang làm nghiên cứu sinh ngoại tiêu hóa ở Bệnh viên T.ư Quân đội 108. Trong thời gian qua, đã 6 lần anh được công nhận chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, chiến sĩ thi đua cấp toàn quốc.

 

 

                                                                        Văn Tưởng

 

Các tin khác


Gương sáng phong trào thanh niên khởi nghiệp

Với tinh thần tiên phong, dám nghĩ, dám làm của tuổi trẻ, anh Bùi Hải Nguyên ở thôn Liên Hồng 1, xã Khoan Dụ (Lạc Thủy) đã trở thành tấm gương sáng trong phong trào thanh niên khởi nghiệp, phát triển kinh tế, làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.

Nữ Đại úy Công an xã nhiệt huyết, gần gũi với người dân

"Nhiệt huyết trong công việc, gắn bó với địa bàn, gần gũi với người dân” - đó là những lời nhận xét và tình cảm mà cấp ủy, chính quyền địa phương cũng như người dân dành cho Đại úy Lê Thị Thanh Xuân Nhung, cán bộ Công an xã Cuối Hạ, huyện Kim Bôi sau nhiều năm gắn bó, cống hiến cho công tác giữ gìn an ninh trật tự (ANTT) tại địa bàn cơ sở.

Chàng trai 9X khởi nghiệp từ nuôi cá trên lòng hồ

Khai thác điều kiện tự nhiên sẵn có, anh Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1993 ở xóm Lòn, xã Bình Thanh (Cao Phong) đã mạnh dạn đầu tư nuôi cá lồng trên hồ Hòa Bình và trở thành tấm gương sáng về khởi nghiệp trong thanh niên trên địa bàn.

Gương sáng phát triển kinh tế ở xã Phú Lai

Nhận thấy địa phương có điều kiện phù hợp phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, anh Nguyễn Văn Việt, hội viên nông dân xóm Tân Vượng, xã Phú Lai (Yên Thủy) đã mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển sang nuôi dê thương phẩm. Từ khi xóm chưa có hộ nào nuôi dê, anh đã đi đầu cùng 3 hộ tham gia mô hình nuôi dê thương phẩm. "Tôi đã đi tham quan học tập các mô hình ở trong và ngoài huyện, từ đó mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư chăn nuôi dê", anh Nguyễn Văn Việt chia sẻ.

Gặp thanh niên Mường Bi được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Cái tên Bùi Văn Tường giờ đây không còn xa lạ với nhiều thanh niên và người dân xã Thanh Hối (Tân Lạc). Lập nghiệp tại quê hương với mô hình "Vườn ươm giống cây trồng”, đến nay Bùi Văn Tường đã là Giám đốc của HTX Sản xuất và kinh doanh nông nghiệp 0789, xóm Sung, xã Thanh Hối. Thành công từ khát vọng khởi nghiệp tại mảnh đất quê hương, ý chí và nghị lực của anh đã góp phần lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thế hệ trẻ tại địa phương.

Gặp gỡ những điển hình lao động sáng tạo

Tuy khác nhau về tuổi đời, tuổi nghề và trình độ học vấn… nhưng đội ngũ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) tỉnh nhà đều có điểm chung là tinh thần hăng say thi đua lao động sản xuất. Những ý tưởng, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật đã được áp dụng hiệu quả vào thực tiễn. Qua đó góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đồng thời khẳng định CNVCLĐ là lực lượng tiên phong trong phát triển KT - XH địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục