(HBĐT) - Xây dựng nông thôn mới (XDNTM) có kết cấu hạ tầng KT-XH từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, nâng cao năng suất; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; ANTT được giữ vững; đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng nâng cao. Đó là mục tiêu UBND huyện Mai Châu đặt ra trong thực hiện Chương trình MTQG XDNTM.


Hệ thống cơ sở hạ tầng xã Hang Kia (Mai Châu) được đầu tư khá đồng bộ, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn.

Thời gian qua, thực hiện chương trình này trên địa bàn huyện gặp nhiều khó khăn do sau khi sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã, số xã đạt chuẩn NTM từ 7 giảm còn 6 xã, công tác quy hoạch các xã đạt chuẩn phải điều chỉnh lại theo địa giới hành chính mới; kết quả thực hiện các tiêu chí phải tổ chức rà soát, đánh giá lại thực trạng, một số tiêu chí ở các xã không duy trì được kết quả đạt chuẩn. Các tiêu chí đề ra theo Bộ tiêu chí quốc gia NTM rất cao so với xuất phát điểm của huyện, nhất là Bộ tiêu chí xây dựng xã NTM kiểu mẫu. Bên cạnh đó, nguồn thu ngân sách địa phương hạn chế, trong khi nhu cầu về nguồn lực để thực hiện chương trình rất lớn... Khó khăn là vậy, song với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của Nhân dân, XDNTM ở huyện vùng cao Mai Châu đã đạt nhiều kết quả quan trọng, nông thôn từng ngày đổi mới.

Năm 2021, khu dân cư (KDC) Đồng Uống, xã Mai Hạ được công nhận KDC NTM kiểu mẫu. Với 95 hộ, 400 nhân khẩu, người dân nơi đây đã đoàn kết, vận động đóng góp sức người, sức của tu sửa đường làng, ngõ xóm, trồng hoa, cây cảnh hai bên đường; chỉnh trang nhà ở, vườn tược quy củ và giữ gìn môi trường nông thôn để xây dựng làng quê xanh - sạch - đẹp. Đến nay, 100% đường liên xóm, giao thông nội đồng được cứng hóa. Bà con tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi để phát triển kinh tế gia đình. Từ thay đổi tư duy làm ăn, xóm Đồng Uống được người dân trong, ngoài huyện biết đến với những nông sản có giá trị hàng hóa, như: dưa hấu, dưa chuột, mướp đắng lấy hạt, bí các loại. Nhờ vậy năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo của xóm chỉ còn 2,1%. Kết quả xây dựng KDC NTM kiểu mẫu của Đồng Uống đã được UBND xã Mai Hạ triển khai nhân rộng.

Chia tay Mai Hạ, chúng tôi đến với xã Hang Kia. Nỗi ám ảnh về con đường ngoằn ngoèo, heo hút, gập ghềnh đất đá giờ không còn, bởi đường về xã và đến các xóm đã được rộng mở, cứng hóa. Trường học, trạm y tế, trung tâm học tập cộng đồng xây dựng khang trang, đáp ứng nhu cầu học tập, khám chữa bệnh ban đầu của người dân. Chủ tịch UBND xã Khà A Váu chia sẻ: "Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của tỉnh cùng các sở, ngành, địa phương đã giúp Hang Kia chuyển mình, bà con dân tộc Mông có cuộc sống mới văn minh, đủ đầy, yên bình hơn". Thực tế chứng minh, được hưởng lợi từ các chương trình, dự án, trong đó có vai trò quan trọng của chương trình XDNTM đã giúp Hang Kia có hệ thống cơ sở hạ tầng khá đồng bộ. Bà con được đào tạo nghề, tập huấn kiến thức KHKT, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi và xây dựng các mô hình về trồng trọt, chăn nuôi, phát triển du lịch cộng đồng... giúp các gia đình dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, từ đó có thu nhập ổn định. Nhiều hủ tục trong việc cưới, việc tang từng bước được loại bỏ. Hang Kia đang từng ngày "thay da, đổi thịt", vùng quê NTM đã hiện hữu.

Theo đánh giá của UBND huyện, Chương trình MTQG XDNTM đã trở thành phong trào được cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân đồng tình ủng hộ, tích cực tham gia bằng hành động, việc làm cụ thể. Năm qua, tổng nguồn lực huy động thực hiện chương trình trên địa bàn huyện đạt gần 130 tỷ đồng. Huyện đã chỉ đạo lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện XDNTM. Cũng nhờ vậy việc phát triển hạ tầng KT-XH được đẩy mạnh. UBND huyện đã huy động và phân bổ, sử dụng lồng ghép các nguồn vốn, ngân sách địa phương thực hiện nhựa hóa, bê tông hóa được 24,8 km đường giao thông nông thôn, đường nội đồng, xây mới 1 cây cầu với tổng mức đầu tư 115.463 triệu đồng; đầu tư nâng cấp, sửa chữa, làm mới 7 công trình thủy lợi, 3,5 km kênh mương; quan tâm đầu tư cải tạo, xây dựng mới hệ thống điện nông thôn.

Bên cạnh đó, các xã tuyên truyền bà con chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Trong huyện đã có một số mô hình sản xuất hiệu quả như: trồng lạc, dưa hấu, mướp đắng, gấc, bí đao, dưa chuột, nuôi lợn đen bản địa… Ngoài ra năm qua, huyện đã phân bổ 1.800 triệu đồng hỗ trợ phát triển sản xuất. Nhờ vậy, nhiều xã triển khai được các mô hình về trồng cây gỗ lớn; xây dựng sản phẩm OCOP vịt cổ xanh, lợn đen Mường Pa; xây dựng nhãn hiệu tập thể gạo Mai Châu; phát triển sản phẩm tỏi Thành Sơn...

Với tinh thần vượt khó, đến nay, huyện Mai Châu có 7 xã đạt chuẩn NTM. Bình quân đạt 16,33 tiêu chí/xã; không còn xã đạt dưới 12 tiêu chí. Xã Mai Hạ đạt chuẩn NTM nâng cao.


Thu Hiền


Các tin khác


Trang bị kiến thức pháp luật cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Thời gian qua, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tỉnh ta đã triển khai có hiệu quả việc tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật cho người dân vùng dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Giám sát phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại huyện Yên Thủy

(HBĐT) - Ngày 19/9, đoàn giám sát của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy do đồng chí Bùi Tiến Lực, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch UB MTTQ tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát kết quả thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 30/7/2021 của BCH Đảng bộ tỉnh về lãnh đạo phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh (Nghị quyết số 03) đối với BTV Huyện ủy Yên Thủy.

Xã Nam Phong cải thiện đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Với các chính sách, chương trình hỗ trợ của Nhà nước, những năm qua, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số xã Nam Phong (Cao Phong) từng bước thay đổi nhận thức, vươn lên cải thiện cuộc sống.

Huyện Đà Bắc chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Huyện Đà Bắc có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) chiếm gần 90% dân số. Địa hình đa phần đồi núi cao, hiểm trở, thường xuyên hứng chịu các đợt thiên tai. Theo thống kê năm 2022, thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt 37,5 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo chiếm gần 35%. Xác định công tác dân tộc là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, cấp ủy, chính quyền các cấp đã triển khai thực hiện có hiệu quả nhiều chương trình để nâng cao đời sống ĐBDTTS. Qua đó củng cố sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

Rà soát để bảo đảm tính hợp hiến của chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc

Đất đai là tài nguyên hữu hạn, cho nên có thể trong giai đoạn hiện nay, thậm chí ở thế hệ này chúng ta chưa có điều kiện để khai thác tốt nhất nhưng cần quản lý, gìn giữ và bảo vệ để các thế hệ mai sau sử dụng tốt hơn, hiệu quả hơn.

Huyện Cao Phong: Tháo gỡ khó khăn thực hiện nguồn vốn hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Mặc dù vẫn còn một số vướng mắc về cơ chế, chính sách và các văn bản hướng dẫn, nhưng UBND huyện Cao Phong đã tập trung các giải pháp tháo gỡ khó khăn nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN). Qua đó góp phần ổn định cuộc sống người dân khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục