(HBĐT) - Nhiệm kỳ 2020 - 2025, Tỉnh ủy đề ra phương châm phát triển kinh tế tỉnh Hòa Bình nhanh, bền vững; xanh - xanh hơn và xanh hơn nữa. Phát triển trên 4 trụ cột, trong đó nông nghiệp được xác định là nền tảng nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh với các loại cây, con bản địa để cung cấp lương thực, thực phẩm cho thị trường các tỉnh, thành phố, nhất là vùng Thủ đô và vươn tới xuất khẩu. Muốn vậy phải có chất lượng sản phẩm đảm bảo sạch, an toàn, giá cả hợp lý, gắn sản xuất với thị trường.


Sản xuất nông nghiệp của tỉnh dần phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ. (Ảnh chụp tại xã Phú Thành - Lạc Thủy).

BTV Tỉnh ủy đã ban hành Đề án số 03-ĐA/TU, ngày 9/9/2021 về "Phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm gắn với xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025”. UBND tỉnh và Ban chỉ đạo đề án thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã xây dựng kế hoạch thực hiện đề án này với mục tiêu: Phấn đấu hàng năm, tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 4,5 - 5%/năm. Giá trị sản phẩm trung bình trên đơn vị diện tích đất trồng trọt đạt 220 triệu đồng/ha, thủy sản đạt 250 triệu đồng/ha, có 150 sản phẩm OCOP được chuẩn hóa hoặc nâng hạng. Duy trì tỷ lệ che phủ rừng 51,5%; xuất khẩu lâm sản: đồ mộc 3.000 m3/năm, ván ép 40.000 m3/năm; giá trị xuất khẩu đạt khoảng 300 tỷ đồng/năm.

Về tiêu thụ nông sản, phấn đấu tỷ lệ hàng hóa qua sơ chế, chế biến đạt trên 30%. Sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt ít nhất 20% tổng sản lượng của nhóm nông sản chủ lực. Có ít nhất từ 3 nhóm sản phẩm trồng trọt đáp ứng được yêu cầu quy mô cung ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Trên 50% diện tích sản xuất và sản lượng của 9 nhóm sản phẩm chủ lực được kiểm soát, giám sát chất lượng theo chuỗi, từ khâu tổ chức sản xuất đến sơ chế, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Ít nhất 50% sản lượng của các sản phẩm chủ lực và sản phẩm OCOP được tiêu thụ tại các siêu thị, hệ thống bán lẻ, chợ đầu mối của vùng Thủ đô và một số tỉnh, thành phố có sức tiêu thụ lớn.

Phấn đấu tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM đạt trên 70%...; có thêm từ 2 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM.

Thực tế phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh những năm gần đây đã có sự chuyển động tích cực, khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế. Nhiều nông sản chủ lực đã vươn xa, được người tiêu dùng trong, ngoài nước biết đến. Song, thẳng thắn nhìn nhận, tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu phát triển. Sản xuất nông nghiệp cơ bản vẫn nhỏ lẻ, phân tán, năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm thấp, giá thành còn cao; sản xuất hàng hoá chậm phát triển, chưa hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn; giá cả - thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản bấp bênh và không ổn định... Từ thực tế này cho thấy, những mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn đặt ra trong giai đoạn 2021 - 2025 mang tính đột phá, chiến lược, nếu không có sự vào cuộc, đồng thuận cao của cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp, HTX và người dân thì không thể thực hiện thành công.

Theo đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh, thành tựu cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số, công nghệ sinh học, đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, làm động lực thúc đẩy phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn. Thực hiện có chiều sâu, thực chất hơn Chương trình OCOP gắn với phát triển du lịch sinh thái. Tập trung, phát triển cấp mã số vùng trồng, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn để tạo việc làm, tăng thu nhập ổn định cho người dân nông thôn.

Đồng thời, cải thiện, nâng cao số lượng, chất lượng nhóm nông sản chủ lực từ sản xuất, sơ chế, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. Phát triển đa dạng hình thức quảng bá và tiêu thụ sản phẩm chủ lực đến thị trường chính là vùng Thủ đô, quan tâm phát triển các thị trường lớn trong nước và xuất khẩu. Đẩy mạnh đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, xây dựng thương hiệu cho các nông sản chủ lực... Triển khai mạnh mẽ, đồng bộ Chương trình MTQG xây dựng NTM, gắn với thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030...

Để đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, đã có hàng loạt giải pháp về thể chế, cơ chế, chính sách; tổ chức quản lý; về KHCN, bảo hộ sở hữu trí tuệ, bảo vệ môi trường; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; tài chính - đầu tư; quảng bá, xúc tiến thương mại và giải pháp về xây dựng NTM văn minh, hiện đại gắn với đô thị hóa; phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn; cải thiện nhanh điều kiện sinh sống của người dân ở các vùng nông thôn... đã và đang được triển khai thực hiện. Với sự đồng bộ và quyết tâm cao, kỳ vọng Hòa Bình sẽ xây dựng được nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn giá trị gia tăng cao, trên cơ sở thực hiện cơ cấu lại ngành gắn với xây dựng NTM nhằm nâng cao giá trị, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm chủ lực; cải thiện nhanh hơn đời sống của nông dân và bộ mặt nông thôn, từ đó góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế của tỉnh.


Thu Hiền

Các tin khác


Thị trấn Cao Phong chung sức xây dựng đời sống mới

(HBĐT) - Đến thị trấn Cao Phong (Cao Phong), chúng tôi ấn tượng về vùng đất trù phú, cũng là vùng cây ăn quả có múi trọng điểm của tỉnh đã được chứng nhận Chỉ dẫn địa lý cam Cao Phong. Đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội nơi đây đổi thay rõ rệt cả về chất và lượng.

Huyện Tân Lạc: Tổng kết, trao giải cuộc thi video trực tuyến chủ đề "Xây dựng khu dân cư kiểu mẫu"

(HBĐT) - Ban tổ chức cuộc thi video trực tuyến huyện Tân Lạc vừa tổ chức tổng kết cuộc thi trực tuyến video - clip với chủ đề "Xây dựng khu dân cư kiểu mẫu” gắn với phong trào "Nhà sạch - vườn đẹp - môi trường trong lành - ngõ xóm văn minh” năm 2022.

Xã Phú Nghĩa xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

(HBĐT) - Những năm qua, Đảng bộ xã Phú Nghĩa luôn được Huyện ủy Lạc Thuỷ đánh giá cao trong công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Hiện nay, Đảng bộ xã tiếp tục lãnh đạo tập trung mọi nguồn lực, hướng tới xây dựng thành công xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu.

Triển khai Nghị quyết số 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn

(HBĐT) - Ngày 8/9, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai và quán triệt Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của BCH T.Ư Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số 150/QĐ-TTg, ngày 28/1/2021 về phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng chí Lê Minh Hoan, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.

Huyện Lạc Sơn: Cấp chứng chỉ nghề sửa chữa máy nông nghiệp cho lao động nông thôn

(HBĐT) - Ngày 6/7, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Lạc Sơn đã tổ chức bế giảng lớp đào tạo nghề sửa chữa, bảo dưỡng, vận hành máy nông nghiệp.

Vượt thách thức giành thắng lợi trong sản xuất vụ xuân 2022

(HBĐT) - Vượt lên những thách thức do sự bất thuận của thời tiết, dịch Covid-19, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi... Cùng với sự chỉ đạo sản xuất đồng bộ, chặt chẽ của tỉnh và ngành nông nghiệp, nông dân trong tỉnh đã nỗ lực hoàn thành thắng lợi kế hoạch sản xuất vụ đông xuân năm 2022 và đạt nhiều kết quả quan trọng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục