(HBĐT) - Công ty Điện lực Hoà Bình (PC Hòa Bình) đã và đang triển khai nhiều giải pháp để số hóa dịch vụ điện năng. Qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ, từng bước hoàn thành mục tiêu số hóa toàn bộ hoạt động kinh doanh và dịch vụ khách hàng (KD&DVKH).


Công nhân Điện lực thành phố Hòa Bình hướng dẫn người dân sử dụng hình thức thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt.

Đồng chí Trần Thị Út, Trưởng phòng Kinh doanh (PC Hoà Bình) cho biết: Trong những năm qua, công ty không ngừng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý KD&DVKH. Đồng thời triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ. Theo đó, công ty tiếp tục đẩy mạnh thay thế công tơ khí bằng công tơ điện tử đo xa nhằm tạo sự minh bạch, tự động hóa công tác khai thác, vận hành hệ thống phân phối điện, tiện lợi trong công tác tính toán tổn thất, tạo sự hài lòng và tin tưởng cho khách hàng. Đến nay, toàn công ty đã lắp đặt trên 34 nghìn công tơ điện tử các loại, nâng tổng số công tơ điện tử đã đưa vào sử dụng bán điện trên 224 nghìn công tơ, chiếm trên 82% tổng số công tơ bán điện trên lưới. Số lượng công tơ đã lắp đặt đo xa bán điện cho khách hàng là 199.283 công tơ, chiếm trên 74% tổng số công tơ bán điện trên lưới. Công ty đang thực hiện nhập số liệu vào hệ thống phần mềm số hoá các quy trình thuộc lĩnh vực KD&DVKH gồm 4 quy trình: Báo cáo hỗ trợ điều hành; Quản lý hợp đồng, thu nộp tiền điện; Báo cáo quản lý đo đếm; Quản lý công tác dịch vụ khách hàng.

Để nâng cao tỷ lệ khách hàng thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt, thời gian qua, PC Hòa Bình đã ký kết hợp tác triển khai thu hộ tiền điện với 6 ngân hàng, 8 tổ chức trung gian thanh toán và tiếp nhận yêu cầu khách hàng thanh toán qua Cổng Dịch vụ công quốc gia; website/app chăm sóc khách hàng (CSKH) của Tổng công ty Điện lực miền Bắc. Ngoài ra, công ty thỏa thuận hợp tác với Agribank chi nhánh Hòa Bình thực hiện thanh toán tiền điện thấu chi qua tài khoản; hợp tác với 2 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông là VNPT và Viettel triển khai dịch vụ mobile money. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn khách hàng sử dụng các hình thức thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt. Đến hết tháng 3/2023, có trên 199 nghìn khách hàng thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt, đạt 73%; trên 36 nghìn khách hàng trích nợ tự động, đạt 17%. 

Với những nỗ lực, chất lượng KD&DVKH của PC Hòa  Bình tiếp tục nâng cao. Đồng chí Trần Thị Út, Trưởng phòng Kinh doanh PC Hòa Bình cho biết: Trong thời gian tới, công ty phối hợp với các đơn vị liên quan để hoàn thiện công tác tra cứu hồ sơ hợp đồng mua bán điện ngoài sinh hoạt trên hệ thống CMIS3.0. Tiếp tục triển khai phương án chuyển đổi số kiểm tra, giám sát mua bán điện với mục tiêu số hóa 100% hồ sơ truy thu, bồi thường/thoái hoàn, hồ sơ CRM, lưu trữ dữ liệu trên các phần mềm của Tổng công ty Điện lực miền Bắc, đảm bảo thời gian luân chuyển hồ sơ, các tác nghiệp giữa các bộ phận nhanh, chính xác, đầy đủ kịp thời.

Viết Đào

Các tin khác


Xã Thạch Yên: Xây dựng “cán bộ số” để xây dựng “chính quyền số”

Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng với tinh thần "vì nhân dân phục vụ”, xã Thạch Yên (Cao Phong) từng bước đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động quản lý, điều hành, xây dựng chính quyền điện tử, nâng cao tỷ lệ giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp

Những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) đã mang lại những thay đổi to lớn về thị phần, thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ, cũng như tạo ra xu hướng mới trong sản xuất, kinh doanh (SXKD) của doanh nghiệp (DN). CĐS đã mở ra cơ hội cho các DN tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh, giúp kết nối gần hơn với khách hàng và cấu trúc lại DN. Song, để CĐS trong DN đạt hiệu quả, thành công, đòi hỏi cần có tư duy mới cùng những năng lực mới trong tổ chức, vận hành theo hướng kết hợp người và máy móc dựa trên nền tảng các công nghệ số và dữ liệu số. Tỉnh ta đang triển khai các giải pháp thúc đẩy CĐS trong DN.

Xây dựng chính quyền số phục vụ Nhân dân

(HBĐT) - Triển khai thực hiện các nhiệm vụ xây dựng chính quyền số, chuyển đổi số, đến nay, huyện Cao Phong đã đạt được một số kết quả bước đầu. Qua đó góp phần đổi mới căn bản, toàn diện trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền, nâng cao hiệu quả cải cách hành chính phục vụ Nhân dân.

Trên 400 học viên được bồi dưỡng kiến thức về kinh tế số, xã hội số

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức 6 lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cơ bản về chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số cho trên 400 học viên đến từ các hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ chức KT-XH và người dân tại khu vực nông thôn.

Trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, chuyển đổi số cho cán bộ Đoàn, Hội

(HBĐT) - Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Tỉnh Đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh vừa tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, chuyển đổi số năm 2023 cho 150 cán bộ Đoàn, Hội phụ trách công tác khởi nghiệp, chuyển đổi số các cấp trong tỉnh.

Chuyển đổi số lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm

(HBĐT) - Chuyển đổi số (CĐS) hiện nay là xu thế tất yếu trên toàn cầu và là giải pháp quan trọng, cấp thiết, làm cơ sở xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH của mỗi địa phương, quốc gia. Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh "CĐS phải lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu, là động lực của CĐS”. Tại Quyết định số 505/QĐ-TTg, ngày 22/4/2022, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 10/10 hàng năm là Ngày CĐS quốc gia.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục