(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh tiếp giáp Thủ đô Hà Nội, cửa ngõ Tây Bắc, nằm trong quy hoạch vùng Thủ đô. Tỉnh còn được biết đến là cái nôi của nền Văn hóa Hòa Bình nổi tiếng, là miền đất sử thi thần thoại "Đẻ đất, đẻ nước” và những lễ hội đa sắc tộc. Nhiều năm qua, tỉnh đã khai thác những tiềm năng, thế mạnh này để phát triển "ngành công nghiệp không khói”.

chờ tìm ảnh


Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa

Nhìn lại quá trình gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh, đồng chí Bùi Thị Niềm, Giám đốc Sở VH-TT&DL chia sẻ: "Đó là nỗ lực không ngừng của ngành VH-TT&DL, sự chung tay, góp sức của các cấp, các ngành, huyện, thành phố và đã đạt được những kết quả nhất định”.

Hòa Bình có 6 dân tộc chính cùng chung sống, gồm: Mường, Kinh, Tày, Thái, Mông, Dao, trong đó, dân tộc Mường chiếm 64%. Những năm qua, tỉnh luôn dành sự quan tâm tới việc tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, khôi phục các lễ hội truyền thống… Toàn tỉnh có 786 di sản văn hóa phi vật thể được công nhận, có 4 di sản văn hóa phi vật thể gồm: Mo Mường, nghệ thuật chiêng Mường, lễ hội Khai hạ và tri thức lịch tre của dân tộc Mường được ghi danh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngoài ra, tỉnh có 101 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh được đầu tư, tôn tạo, khai thác để phục vụ phát triển du lịch. Qua đó đã kiến tạo nên các khu, điểm du lịch hấp dẫn, độc đáo, giàu giá trị lịch sử, văn hóa như: Đền Chúa Thác Bờ; động Tiên Lạc Thủy; quần thể hang động núi Đầu Rồng, Công viên di sản các nhà khoa học Việt Nam tại huyện Cao Phong; bản làng du lịch văn hóa, cộng đồng ở huyện Tân Lạc, Mai Châu, Đà Bắc…

 Trải thảm đỏ để thu hút đầu tư về du lịch

Bên cạnh những giá trị văn hóa truyền thống, Hòa Bình được thiên nhiên ban tặng phong cảnh hữu tình với nhiều danh lam thắng cảnh, núi đồi, hang động, thác nước, sông, hồ đẹp, là tiềm năng để phát triển du lịch. Những năm qua, tỉnh đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư để thu hút đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng dịch vụ, xây dựng các sản phẩm du lịch.

Hiện, toàn tỉnh có 67 dự án đầu tư lĩnh vực du lịch; 448 cơ sở lưu trú được thẩm định, trong đó có 9 khách sạn 3 sao, 26 khu nghỉ dưỡng và khách sạn 2 sao, 6 khách sạn 1 sao, 6 căn hộ đạt chuẩn; 401 nhà nghỉ, nhà sàn du lịch cộng đồng; 9 điểm du lịch địa phương, 1 khu du lịch cấp tỉnh. Theo đánh giá của Hiệp hội Du lịch tỉnh, du lịch Hòa Bình đang trên đà "cất cánh”. Trên địa bàn tỉnh có nhiều điểm du lịch được du khách trong và ngoài nước biết đến như: Khu du lịch hồ Hòa Bình, các khu nghỉ dưỡng ở Mai Châu như: Mai Châu Ecologe, Mai Châu Hideaway, Avana Retreat, Ba Khan Village Resort; suối khoáng Kim Bôi, An Lạc Eco farm & Hot Spring, Serena Resort, VResort ở huyện Kim Bôi và một số khu nghỉ dưỡng, sân golf ở huyện Lương Sơn.

Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025  tiếp tục đưa ra  mục tiêu: Khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; xây dựng Hòa Bình thành điểm đến hấp dẫn với các sản phẩm du lịch đặc trưng, trở thành trung tâm du lịch lớn của khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Phấn đấu đến năm 2025 đón khoảng 4,9 triệu lượt khách, trong đó có 1 triệu lượt khách quốc tế. Bởi thế, trong những năm qua, tỉnh thực hiện đồng tốc việc quy hoạch, xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư, phát triển du lịch. Một mặt đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá để thu hút đầu tư và thu hút khách du lịch đến với Hòa Bình.

Để thực hiện mục tiêu năm 2022 đón 3,76 triệu lượt khách, trong đó có 660 nghìn lượt khách quốc tế, trong năm, tỉnh đã tổ chức nhiều sự kiện quảng bá hình ảnh cũng như kích cầu du lịch như: Chương trình kích cầu du lịch với chủ đề "Hòa Bình, điểm đến du lịch an toàn - Trải nghiệm trọn vẹn”; chương trình trải nghiệm bay dù lượn với chủ đề "Trời mây xứ Mường”, "Bay trên sông Đà mừng ngày hội thống nhất”; huyện Lạc Thủy tổ chức chương trình kích cầu du lịch với chủ đề "Hành trình trải nghiệm du lịch tâm linh huyện Lạc Thủy”; huyện Mai Châu tổ chức chương trình "Tái hiện phiên chợ vùng cao Mai Châu”; Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tổ chức Phiên chợ vùng cao tỉnh Hòa Bình với chủ đề "Nơi hội tụ và lan tỏa” diễn ra từ ngày 13 - 17/5/2022, nhân dịp Hòa Bình đăng cai tổ chức môn đua xe đạp trong chương trình Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31. Đặc biệt trong tháng 7, tỉnh tổ chức thành công chương trình nghệ thuật "Hòa Bình - Thanh âm xứ Mường” và Lễ hội Carnival 2022.

          Trong tháng 11/2022, tỉnh tổ chức nhiều chương trình, hoạt động kỷ niệm 90 năm thế giới công nhận nền Văn hóa Hòa Bình. Trong đó có hội thảo "90 năm xác lập và nghiên cứu nền Văn hóa Hòa Bình” với sự tham gia của các nhà quản lý, nghiên cứu khoa học, khảo cổ học của T.Ư, tỉnh Hoà Bình và các tỉnh có nhiều di chỉ của nền Văn hóa Hòa Bình; thăm quan một số di tích khảo cổ tiêu biểu về Văn hóa Hòa Bình mới khai quật; khai trương tuyến đường mang tên nhà khảo cổ học người Pháp Madeleine Colani tại TP Hoà Bình; tổng kết, trao giải cuộc thi viết trên Báo Hoà Bình về chủ đề "90 năm thế giới công nhận nền Văn hóa Hòa Bình”; trưng bày triển lãm chuyên đề "Văn hóa Hòa Bình trên đất Hoà Bình”… Đó được xem là những viên gạch tạo nền cho "ngành công nghiệp không khói” của tỉnh phát triển.


Thúy Hằng (CTV)                 

Các tin khác


Hòa Bình - điểm đến hấp dẫn

(HBĐT) - Năm 2022, du lịch Hòa Bình phục hồi ấn tượng. Thông điệp "Hòa Bình, điểm đến du lịch an toàn - trải nghiệm trọn vẹn” lan tỏa mạnh mẽ không chỉ với du khách trong nước mà còn với du khách quốc tế. Cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, bản sắc văn hóa đa dạng, phong phú mang đậm dấu ấn của nền Văn hóa Hòa Bình, cùng hoạt động của các khu, điểm du lịch mới, chất lượng đã thu hút đông đảo du khách thăm quan, nghỉ dưỡng.

Festival hoa Đà Lạt thu hút hơn 1,5 triệu lượt du khách

Tối 31/12, tại quảng trường Lâm Viên (thành phố Đà Lạt) UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Lễ bế mạc Festival hoa Đà Lạt lần thứ IX - năm 2022 sau gần 2 tháng diễn ra.

Nhiều điểm vui chơi Tết Dương lịch tại các thành phố lớn

Dịp Tết Dương lịch này, người lao động được nghỉ lễ 3 ngày. Có rất nhiều các địa điểm với các hoạt động đón năm mới có thể tham khảo.

Năm 2022, Việt Nam đón hơn 3,66 triệu lượt khách quốc tế

Tháng 12/2022, Việt Nam đón hơn 707 nghìn lượt khách quốc tế, tăng 18,5% so với tháng trước. Tính chung năm 2022, khách quốc tế đến nước ta đạt hơn 3,66 triệu lượt người, trong đó Hàn Quốc là thị trường đóng góp lượng khách đến lớn nhất.

Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

(HBĐT) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa ban hành Kết luận số 827-KL/TU về sơ kết 5 năm thực hiện Chương trình hành động số 15-CTr/TU, ngày 22/9/2017 của BTV Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn (Chương trình hành động số 15-CTr/TU).

Sa Pa “cháy” phòng dịp nghỉ Tết Dương lịch

Tính đến thời điểm này (29/12), các khách sạn, nhà nghỉ, homestay ở Khu du lịch quốc gia Sa Pa (Lào Cai) đã cơ bản kín phòng, nhất là các khách sạn từ 3 sao trở lên, nằm ở khu vực trung tâm đã hết phòng, báo hiệu kỳ nghỉ Tết Dương lịch sôi động tại đây.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục