(HBĐT) - Theo số liệu thống kê, trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 4.232 mô hình "Dân vận khéo (DVK)” (tăng 33 mô hình so với năm 2020). Trong đó, lĩnh vực kinh tế 1.256 mô hình, lĩnh vực VH – XH 1.763 mô hình, lĩnh vực AN - QP 942 mô hình, lĩnh vực xây dựng hệ thống chính trị 271 mô hình. Các mô hình "DVK” được triển khai gắn với một số phong trào thi đua yêu nước đã khơi dậy mạnh mẽ tinh thần đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo, làm giàu chính đáng, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển KT-XH, thiết thực đưa Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng vào cuộc sống.


Nhờ thực hiện tốt công tác "Dân vận khéo" trong giải phóng mặt bằng nên các dự án trên địa bàn thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) đã được triển khai đúng tiến độ. Ảnh: Công ty TNHH điện tử Lạc Sơn giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động trên địa bàn huyện.

Đưa chúng tôi đi thăm các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động trên địa bàn thị trấn Vụ Bản, đồng chí Phạm Hồng Đức, Bí thư Đảng ủy thị trấn cho biết: Trước đây, đây là khu vực cấy lúa 2 vụ của nông dân phố Mường Vôi và phố Lốc Mới. Năm 2021 có chủ trương giải phóng mặt bằng (GPMB) toàn bộ khu vực này để xây dựng Công ty may Hồ Gươm, Công ty điện tử Samsung và khu đô thị thị trấn Vụ Bản với tổng diện tích gần 11ha. Việc GPMB này sẽ liên quan đến 193 hộ dân trên địa bàn thị trấn đang có đất canh tác tại đây. Đây là tư liệu sản xuất của người dân nên trong quá trình GPMB cũng đã phát sinh không ít khó khăn, vướng mắc. Để giải quyết vấn đề này, cấp ủy chính quyền địa phương đã quan tâm thực hiện tốt công tác dân vận để tuyên truyên truyền, vận động người dân hiểu, đồng thuận chấp hành việc GPMB, triển khai các dự án nhằm phát triển KT – XH địa phương.

Thực tế triển khai NQĐH Đảng các cấp, nhất là các chỉ tiêu thuộc lĩnh vực kinh tế cho thấy cần sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, các ngành, MTTQ, các đoàn thể CT – XH, Hội quần chúng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, vận động cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia. Các địa phương đã xây dựng các mô hình, điển hình trong sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho người lao động ngay từ cơ sở. Theo đó, nhiều mô hình trong lĩnh vực kinh tế có hiệu quả tiếp tục được duy trì và nhân rộng, huy động sự tham gia của đông đảo các tầng lớp Nhân dân. Tiêu biểu như: Phong trào thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi của Hội Nông dân các cấp với 100% xã, phường, thị trấn phát động và vận động hội viên nông dân đăng ký, có 72.000 hộ đăng ký sản xuất kinh - doanh giỏi các cấp. Hội Cựu chiến binh (CCB) cũng đã phát động hiệu quả phong trào "CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi”; CCB toàn tỉnh đã xây dựng được 11 DN vừa và nhỏ, 2.357 trang trại, gia trại, giải quyết việc làm cho hơn 14 nghìn lao động với thu nhập ổn định từ 3,5 – 4,5 triệu đồng/người/tháng. Các địa phương đã xây dựng được nhiều mô hình "DVK” thuộc lĩnh vực kinh tế hiệu quả như: Mô hình chuối Viba, nuôi cá lồng trên lòng hồ Hòa Bình, trồng cây ăn quả kết hợp nuôi gà thả vườn, du lịch cộng đồng… Đây đều là những mô hình tiêu biểu, mang lại hiệu quả kinh tế cao, có vai trò định hướng việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế ở các địa phương.

Đặc biệt, phong trào thi đua "DVK” trong xây dựng nông thôn mới (NTM), giảm nghèo bền vững đã được các cấp, ngành triển khai thực hiện với nhiều nội dung, cách thức sáng tạo, hiệu quả, thu hút được sự tham gia của các tầng lớp Nhân dân. Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 64 xã đạt chuẩn NTM, bằng 49% tổng số xã, trong đó có 12 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 46 khu dân cư kiểu mẫu và 151 vườn mẫu, không còn xã đạt dưới 10 tiêu chí, trung bình 1 xã đạt 15,5 tiêu chí. Chương trình mỗi xã một sản phẩm tiếp tục được triển khai theo kế hoạch, trong năm có thêm 20 sản phẩm đạt tiêu chuẩn, nâng tổng số sản phẩm OCOP cấp tỉnh là 90 sản phẩm.


Thực hiện công tác dân vận chính quyền, cán bộ bộ phận "Một cửa" xã Yên Trị (Yên Thủy) hướng dẫn người dân thực hiện thủ tục hành chính hiện đại.

Bên cạnh lĩnh vực kinh tế, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp cũng đã triển khai xây dựng hiệu quả các mô hình "DVK” thuộc lĩnh vực VH – XH. Nhiều mô hình mới, tiêu biểu tiếp tục được triển khai, nhận rộng, thu hút nhiều thành phần, lứa tuổi tham gia, có tính xã hội hóa cao, hiệu ứng xã hội tích cực, khơi dậy tinh thần tương thân, tương ái, trách nhiệm của cộng đồng dân cư. Tiêu biểu như trong phòng, chống dịch Covid-19 đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, vận động các tập thể, cá nhân tham gia ủng hộ quỹ được gần 16 tỷ đồng; ủng hộ Quỹ Vì người nghèo trên địa bàn tỉnh được gần 19 tỷ đồng. Các mô hình như: "Thắp sáng đường quê” của Đoàn Thanh niên, "Góp vốn xoay vòng làm nhà tiêu hợp vệ sinh” của Hội Liên hiệp phụ nữ, "Vận động hội viên, đoàn viên tiết kiệm mua BHYT”, "Tuyến phố văn minh, khu dân cư không rác" của các đoàn thể… là những mô hình tiêu biểu đã góp phần quan trọng việc xây dựng gia đình, khu dân cư văn hóa, nâng cao đời sống VH – XH cho người dân.

Nhằm huy động toàn dân chung sức, đồng lòng thực hiện có hiệu quả NQĐH Đảng các cấp, các cấp ủy, chính quyền địa phương đã quan tâm thực hiện hiệu quả việc "DVK” đối với lĩnh vực AN-QP. Đặc biệt là đã kết hợp hiệu quả giữa việc vận động tập trung với vận động cá biệt; tranh thủ sự ủng hộ của người có uy tín trong dòng họ, khu dân cư, chức sắc, chức việc các tôn giáo. Việc nhân rộng các mô hình, hình thức tự quản về ANTT trong Nhân dân được thực hiện theo hướng xã hội hóa, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải được các cấp, ngành và Nhân dân đồng tình ủng hộ và tích cực tham gia. Thông qua đó góp phần tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện hiệu quả phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” ở khu dân cư. Tiêu biểu trong lĩnh vực này là các mô hình: "Mô hình camera giám sát tình hình ANTT trên địa bàn huyện Cao Phong” của Công an huyện Cao Phong; "Đồng hành cùng em đến trường” của Bộ CHQS huyện Lạc Thủy, Lạc Sơn; mô hình "Dòng họ tự quản về ANTT” trong đồng bào dân tộc Tày tại xã Mường Chiềng, huyện Đà Bắc; mô hình "Tổ tự quản về ANTT” ở các huyện, thành phố…

Ngoài ra, xác định công tác xây dựng hệ thống chính trị là nhiệm vụ quan trọng trong việc đưa NQĐH Đảng các cấp vào cuộc sống nên vấn đề "DVK” trên lĩnh vực xây dựng hệ thống chính trị đã được các địa phương chú trọng. Cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan đã tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh. Tiêu biểu như tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 đạt kết quả cao; giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân; mô hình "Cơ quan, đơn vị văn hóa” ở các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, mô hình "Hòm thư góp ý 217, 218” của TP Hòa Bình được đặt tại 58 nhà văn hóa các xóm, tổ dân phố…

Trao đổi về nhiệm vụ trọng tâm phong trào thi đua "DVK" trong thời gian tới, đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh: Việc thực hiện phong trào thi đua "DVK” cần gắn với thực hiện Nghị quyết TƯ 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chương trình hành động thực hiện NQĐH XIII của Đảng, NQĐH Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII về công tác dân vận; phòng, chống dịch Covid- 19, các phong trào thi đua yêu nước… Nhất là đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, giảm nghèo bền vững và nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị. Qua đó nâng cao hiệu quả phong trào, vận động toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân tích cực phát triển KT – XH, đảm bảo QP – AN, xây dựng Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể trong sạch vững mạnh. 

 

Coi trọng việc lấy ý kiến Nhân dân trước khi triển khai các chương trình, dự án liên quan trực tiếp đến người dân

Bùi Tiến Lực

Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch UB MTTQ tỉnh

Thực tế hiện nay cho thấy, phong trào thi đua "DVK” cần tập trung vào một số nội dung trọng tâm như cải cách hành chính, nâng cao chất lượng công vụ. Thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý điều hành. Coi trọng việc lấy ý kiến Nhân dân trước khi triển khai các chương trình, dự án liên quan trực tiếp đến người dân theo phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.

Cần xây dựng mô hình "DVK” trên các lĩnh vực, trong đó chú trọng lĩnh vực xây dựng đô thị văn minh; triển khai thực hiện Đề án nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận trong xây dựng đô thị văn minh trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2020 – 2025. Tăng cường tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân, đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Cơ quan có thẩm quyền kịp thời nghiên cứu, xử lý, trả lời những ý kiến đóng góp của người dân và ý kiến phản ánh, kiến nghị của UB MTTQ, tổ chức CT-XH. Tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm những vụ việc Nhân dân quan tâm như: An toàn giao thông, đất đai, quy hoạch, đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư… Tăng cường công tác hòa giải từ cơ sở, kịp thời giải quyết khiếu kiện của Nhân dân nhằm hạn chế tình trạng đơn thư vượt cấp, khiếu kiện đông người, không để xảy ra điểm nóng.

  

Cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện phong trào thi đua "Dân vận khéo”

Bùi Thị Vân

Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy Lạc Sơn

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc thực hiện phong trào thi đua "DVK” thời gian qua còn tồn tại một số hạn chế như: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, vận động, triển khai phong trào thi đua "DVK” có nơi còn yếu, chưa gắn công tác Dân vận và phong trào thi đua "DVK” với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị. Một số mô hình "DVK” hiệu quả thấp, thiếu bền vững. Việc nhân rộng các mô hình, điển hình tiêu biểu còn ít. Công tác kiểm tra, giám sát, biểu dương, khen thưởng chưa kịp thời.

Do đó, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang cần tăng cường tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác Dân vận, chỉ đạo phối hợp triển khai thực hiện các phong trào thi đua "DVK” lựa chọn, xây dựng mô hình điển hình "DVK” gắn với thường xuyên kiểm tra, giám sát, rà soát việc thực hiện, thường xuyên trao đổi rút kinh nghiệm, kịp thời biểu dương khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào thi đua "DVK”.

  

Dân vận khéo để xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

Bùi Thị Diện

Phó Bí thư TT Đảng ủy xã Yên Trị (Yên Thủy)

Thực hiện đạt danh hiệu xã NTM đã khó, nhưng để duy trì và giữ vững các tiêu chí xây dựng NTM lại còn khó hơn, đặc biệt là phấn đấu để đạt xã NTM nâng cao. Thực vậy, kể từ khi bắt tay vào thực hiện chương trình xây dựng NTM, xã Yên Trị gặp nhiều khó khăn.

Để việc triển khai có hiệu quả, trong các buổi sinh hoạt chi bộ, chi ủy ở các chi bộ luôn xác định, có "DVK" thì việc xây dựng NTM mới thành công, từ đó tại các cuộc họp ở khu dân cư, những cán bộ, đảng viên trở thành "tuyên truyền viên" tích cực trong việc tuyên truyền ý nghĩa, mục đích của xây dựng NTM cho Nhân dân hiểu và đồng thuận. Cùng với thi đua phát triển kinh tế, mô hình "DVK" cũng tác động tích cực đến việc vận động Nhân dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, phong trào khuyến học, khuyến tài; giữ gìn vệ sinh môi trường, giữ gìn ANTT... làm cho đời sống tinh thần của Nhân dân ngày càng phong phú. Đặc biệt, nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo phù hợp với tình hình thực tế tại cơ sở đã đẩy mạnh phong trào thi đua "DVK", góp phần tích cực trong duy trì và giữ vững 19 tiêu chí xây dựng NTM và hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM nâng cao.

 

Dương Liễu 

Các tin khác


Bảo vệ trẻ em trước nguy cơ bị xâm hại

(HBĐT) - Xâm hại tình dục (XHTD) trẻ em là vấn nạn không mới nhưng cũng chưa bao giờ là cũ khi vụ việc vẫn thường xảy ra. Các hành vi XHTD trẻ em đều gây tổn thương, hậu quả nặng nề, lâu dài về cả thể chất, tâm lý và sức khỏe của trẻ. Bởi vậy, bảo vệ trẻ em trước nguy cơ bị XHTD là vấn đề cần quan tâm, trách nhiệm của toàn xã hội.

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu quả bộ máy chính quyền

(HBĐT) - Với sự tập trung chỉ đạo các nội dung cải cách hành chính (CCHC), tỉnh ta đã đạt được những kết quả quan trọng. Ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, hiệu quả bộ máy chính quyền được cải thiện, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương. Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, tỉnh đang tập trung chỉ đạo các giải pháp siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy dịch vụ công, trách nhiệm cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC); phát huy trách nhiệm của người đứng đầu trong điều hành, quản lý thực thi công vụ, xây dựng chính quyền đồng hành phục vụ doanh nghiệp và người dân. 

“Phòng hỏa hơn cứu hỏa” trong cao điểm nắng nóng

(HBĐT) - Mùa nắng nóng đang bước vào giai đoạn cao điểm. Lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh khuyến cáo người dân nâng cao hơn nữa ý thức phòng ngừa.

Tìm giải pháp cải thiện chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công

(HBĐT) - Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ theo dõi thực thi chính sách, phản ánh của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công (DVC) của chính quyền các cấp; là kênh tham khảo của các địa phương trong quản lý nhà nước, thực hiện chính sách, nâng cao chất lượng phục vụ người dân. Năm 2022, chỉ số PAPI của tỉnh xếp thứ 43/63 tỉnh, thành phố, giảm 24 bậc so với năm 2021, nằm trong nhóm trung bình thấp. Tỉnh đang tập trung các giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao chỉ số PAPI năm 2023 và những năm tiếp theo.

Để hạn chế tình trạng cưỡng chế thi hành án dân sự

(HBĐT) - Thực hiện công tác thi hành án dân sự (THADS), mỗi năm toàn tỉnh thụ lý giải quyết từ 4.600 - 4.800 vụ việc. Số án năm sau cao hơn năm trước cả về số lượng và giá trị, nguyên nhân do số lượng vụ việc tranh chấp tăng. Những năm qua, xác định công tác THADS là một trong những nhiệm vụ chính trị của địa phương, góp phần ổn định xã hội, Cục THADS tỉnh đưa ra nhiều giải pháp nhằm tạo sự chuyển biến cơ bản trong công tác này. Tuy nhiên, vẫn còn không ít bản án, quyết định có hiệu lực thi hành nhưng không được tự nguyện thi hành và phải cưỡng chế THADS.

Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội

(HBĐT) - Giám sát, phản biện xã hội (GS, PBXH) là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH). Quyền này được quy định trong Hiến pháp, Luật MTTQ Việt Nam và được cụ thể hoá bằng các quyết định, chỉ thị, quy định của Đảng. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành các chỉ thị, kết luận về công tác này. Việc thực hiện góp phần tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân. Tuy nhiên, GS,PBXH của MTTQ và các tổ chức CT-XH còn những hạn chế, cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả nhằm đáp ứng kỳ vọng của Đảng và mong đợi của Nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục