(HBĐT) - Ngày 16/6/2020, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Thanh niên số 57/2020/QH14. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021 và thay thế Luật Thanh niên số 53/2005/ QH11.

So với Luật Thanh niên năm 2005, Luật năm 2020 có nhiều điểm mới, trong đó có một số điểm đáng chú ý như sau:

1. Luật Thanh niên năm 2020 gồm 7 chương, 41 điều, tăng 1 chương và 5 điều.

2. Về quyền và nghĩa vụ của thanh niên.

Luật Thanh niên năm 2020 không quy định quyền và nghĩa vụ của thanh niên trên các lĩnh vực cơ bản mà quy định thành 1 điều chung, quy định về vai trò, quyền và nghĩa vụ chung của thanh niên. Đồng thời, dành 1 chương quy định trách nhiệm của thanh niên đối với Tổ quốc, Nhà nước, gia đình, xã hội và bản thân thanh niên.

3. Nguồn lực thực hiện chính sách Nhà nước đối với thanh niên, tháng thanh niên, đối thoại với thanh niên.

Luật Thanh niên năm 2020 quy định Nhà nước bảo đảm nguồn lực để xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách đối với thanh niên theo quy định của pháp luật. Nguồn tài chính bảo đảm thực hiện chính sách đối với thanh niên gồm ngân sách nhà nước; các khoản ủng hộ, viện trợ, tài trợ và khoản đóng góp.

Luật quy định tháng 3 hàng năm là Tháng Thanh niên, nhằm phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo của thanh niên để tham gia hoạt động vì lợi ích của cộng đồng, xã hội và vận động tổ chức, cá nhân đầu tư, phát triển thanh niên.

Quy định việc đối thoại với thanh niên nhằm cụ thể hóa nghị quyết của Đảng, phù hợp với thực tiễn nhằm giải quyết các kiến nghị, đề xuất của thanh niên.

4. Về chính sách của Nhà nước đối với thanh niên.

Luật Thanh niên năm 2020 quy định chính sách khung, chính sách cụ thể có tính chất định hướng trên các lĩnh vực về lao động, việc làm; khởi nghiệp; bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe; văn hóa, thể dục, thể thao, bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời quy định chính sách đối với một số nhóm thanh niên, cụ thể như: Chính sách hỗ trợ thanh niên tài năng, thanh niên khởi nghiệp; thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thanh niên dân tộc thiểu số.   
(Còn nữa) 

Minh Phượng (TH)
 (Sở Tư pháp)


Các tin khác


Quy trình tiến hành hòa giải theo Luật hòa giải ở cơ sở

(HBĐT) - Theo Luật Hòa giải ở cơ sở, một cuộc hòa giải thông thường trải qua 2 giai đoạn (chuẩn bị hòa giải, tiến hành hòa giải) với những bước cơ bản sau:

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2018/NĐ-CP của Chính phủ

(HBĐT) - 8. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau: "Điều 16. Thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép cho các hoạt động quy định tại Điều 13 Nghị định này

Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

(HBĐT) - Nghị định số 27/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản có hiệu lực thi hành từ ngày 15/7/2023 và thay thế Nghị định số 164/2016/NĐ-CP, ngày 24/12/2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

Chính sách mới về tinh giản biên chế

(HBĐT) - Có hiệu lực từ ngày 20/7/2023, các chế độ, chính sách quy định tại Nghị định số 29/2023/NĐ-CP (quy định về tinh giản biên chế) được áp dụng đến hết ngày 31/12/2030. Nghị định này thay thế Nghị định số 108/2014/NĐ-CP, ngày 20/11/2014, Nghị định số 113/ 2018/NĐ-CP, ngày 31/8/2018, Nghị định số 143/2020/NĐ-CP, ngày 10/12/2020. Nghị định có nhiều điểm mới về chính sách tinh giản biên chế.

Triển khai giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%

(HBĐT) - Ngày 30/6/2023, Tổng cục Thuế ban hành Công điện số 05/CĐ-TCT chỉ đạo các đơn vị ngành Thuế khẩn trương triển khai thực hiện Nghị định (NĐ) số 44/2023/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục