(HBĐT) - Trường tiểu học Đa Phúc nằm trên địa bàn xóm Sào, xã Đa Phúc - xã thuộc vùng khó khăn của huyện Yên Thủy. Năm nay là cột mốc 30 năm (1993 - 2023) thành lập và phát triển của nhà trường. Cùng với chất lượng giáo dục được đánh giá tốt, khuôn viên "xanh - sạch - đẹp - an toàn”, cơ sở vật chất được đầu tư đảm bảo cơ bản cho các hoạt động giáo dục, trường được công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2 và xét công nhận lại là trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, trong đó, thư viện của trường được công nhận là "Thư viện xuất sắc”.


Trường tiểu học Đa Phúc (Yên Thủy) được công nhận đạt chuẩn quốc gia, góp phần tích cực vào xây dựng xã Đa Phúc phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.

Cách đó không xa là trường THCS Đa Phúc. Công trình xây dựng nhà hiệu bộ 2 tầng, nhà đa năng và các hạng mục phụ trợ của trường đã được nghiệm thu, đưa vào sử dụng. Cùng với kết quả đáng ghi nhận trong thực hiện 2 tiêu chí thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), từ nay đến cuối năm, xã Đa Phúc tiếp tục tập trung nguồn lực để hoàn thành các tiêu chí còn lại, phấn đấu hiện thực hóa quyết tâm đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2023.

Được biết, huyện Yên Thủy có tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia cao hàng đầu trong tỉnh với mức 84,2%. Đây cũng là dấu ấn nổi bật khi huyện thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Theo đồng chí Vũ Thị Kim Thoa, Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Yên Thủy: Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp với quyết tâm cao, Yên Thủy đã tạo được chuyển biến tích cực trong lĩnh vực GD&ĐT, góp phần đắc lực xây dựng NTM. Tính đến tháng 6/2023, trên địa bàn huyện có 32/38 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó, 11/13 trường mầm non đạt chuẩn (84,6%), 8/8 trường tiểu học đạt chuẩn (100%), 8/8 trường THCS đạt chuẩn (100%); 3/5 trường TH&THCS đạt chuẩn (60%), bậc học THPT và phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT có 1/4 trường đạt chuẩn (25%). Cùng với kết quả quan trọng này, huyện duy trì tốt kết quả phổ cập giáo dục (PCGD). Trong năm học 2022 - 2023, có 11/11 xã, thị trấn đạt chuẩn PCGD mầm non cho trẻ em 5 tuổi; đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đạt chuẩn PCGD tiểu học mức độ 3, đạt chuẩn PCGD THCS mức độ 3…

Trên phạm vi toàn tỉnh, những năm qua, công tác xây dựng NTM lĩnh vực GD&ĐT luôn được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2021 - 2025, có 2 tiêu chí thuộc lĩnh vực GD&ÐT là tiêu chí số 5 về trường học và tiêu chí số 14 về GD&ĐT. Căn cứ nội dung định hướng đối với từng chỉ tiêu thành phần, các địa phương tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả 2 tiêu chí này. Đáng ghi nhận là kết quả huy động nguồn lực xây dựng hệ thống trường học đạt chuẩn quốc gia. Thống kê đến tháng 6/2023, tổng số trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn toàn tỉnh là 305/516 trường, đạt 59,11%. Trong đó, giáo dục mầm non có 158/222 trường, đạt 71,17% (30 trường đạt chuẩn mức độ 2); cấp tiểu học 24/27 trường, đạt 88,89% (7 trường đạt chuẩn mức độ 2); cấp THCS 21/27 trường, đạt 77,8% (2 trường đạt chuẩn mức độ 2), cấp phổ thông nhiều cấp học 93/204 trường, đạt 45,59%; cấp THPT 9/36 trường, đạt 25%... Cùng với dấu ấn nổi bật này, toàn tỉnh có 84/129 xã (đạt 65,1%) đạt chuẩn tiêu chí số 5 về trường học; 128/129 xã (đạt 99,2%) đạt chuẩn tiêu chí số 14 về GD&ĐT.


Khánh An


Các tin khác


Huyện Đà Bắc: Đổi thay từ xây dựng nông thôn mới

Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo nông thôn ở huyện vùng cao Đà Bắc ngày càng đổi thay tích cực, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao.

Mai Hạ xây dựng xã nông thôn mới nâng cao

Sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2015, xã Mai Hạ (Mai Châu) tiếp tục nâng cao chất lượng thực hiện các tiêu chí để xây dựng xã NTM nâng cao.

Khởi sắc bức tranh nông thôn mới

Từ Nghị quyết số 02, ngày 7/6/2011 của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh về xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020 (Nghị quyết 02) đã tạo những đột phá, "vẽ” nên bức tranh tươi sáng trên mảnh đất cửa ngõ Thủ đô.

Xã Lỗ Sơn: Nghị quyết về công tác dân tộc góp phần thay đổi diện mạo nông thôn

Trong những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) đã thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 03 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về lãnh đạo phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2030. Qua đó từng bước giúp xã thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn và đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022.

Xã Mỹ Hòa: Đồng thuận xây dựng nông thôn mới nâng cao

(HBĐT) - Với sự đồng thuận của người dân và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, tháng 12/2020, xã Mỹ Hòa (Tân Lạc) đón nhận danh hiệu đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Hiện, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong xã tiếp tục thực hiện các kế hoạch, giải pháp, thi đua xây dựng quê hương, phát triển KT-XH bền vững, hoàn thiện các tiêu chí để đạt xã NTM nâng cao vào năm 2025 theo lộ trình đã đề ra.

Xã Ngọc Mỹ vượt khó xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới (XDNTM), xã Ngọc Mỹ (Tân Lạc) mới đạt 4 tiêu chí. Sau 11 năm, xã đã hoàn thành chương trình XDNTM.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục