Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XIV, sáng 21-11, các đại biểu làm việc tại Hội trường, thảo luận về dự án Luật Quy hoạch.

  Đại biểu QH tỉnh Bình Định phát biểu ý kiến thảo luận tại hội trường.

Quy hoạch góp phần phát triển kinh tế

Các đại biểu khẳng định sự cần thiết ban hành luật này nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác quy hoạch thời gian qua, bảo đảm tính pháp lý cụ thể hóa chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), bám sát nhu cầu phát triển, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực của đất nước và là công cụ quan trọng trong điều hành phát triển KT-XH.

Theo đại biểu Nguyễn Thành Công (Ninh Bình) và một số đại biểu, trong bối cảnh chất lượng của quy hoạch chưa cao, không gắn với nhu cầu sử dụng, thiếu khả thi, gây lãng phí nguồn lực của đất nước, việc ban hành Luật Quy hoạch để nâng cao chất lượng hệ thống quy hoạch quốc gia, lập lại trật tự, kỷ cương trong hoạt động quy hoạch là cần thiết.

Chung quanh những nội dung chính đề cập trong dự thảo luật, liên quan những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quy hoạch; về kinh phí cho hoạt động quy hoạch; chính sách của Nhà nước về hoạt động quy hoạch..., đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) và một số đại biểu đề nghị cần xác định lại phạm vi điều chỉnh, nhằm điều chỉnh hoạt động quy hoạch, cơ sở chiến lược phát triển KT-XH và chiến lược bảo vệ Tổ quốc... Một số đại biểu kiến nghị xây dựng luật cần có sự tham gia rộng rãi của cộng đồng các bên liên quan, mang tính kiến tạo hình thức đô thị mới, thân thiện môi trường, bảo vệ tài nguyên, nâng cao chất lượng sống... Dự thảo luật cần thể hiện rõ quan điểm quy hoạch không dừng lại ở việc chỉ sử dụng đất đai, tài nguyên mà cần tính toán và sử dụng hiệu quả các nguồn nhân lực, tài lực khác; các yếu tố văn hóa truyền thống, đặc điểm dân cư phải được phân tích, cân nhắc kỹ khi lập quy hoạch. Ban soạn thảo cần thể hiện rõ hơn phương án đổi mới, sắp xếp lại hệ thống quy hoạch theo hướng tích hợp liên ngành để đạt được nhiều hơn các quy định đề ra và nguyên tắc cải cách hệ thống quy hoạch.

Nhiều đại biểu cho rằng công tác quy hoạch cụ thể hóa chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước về định hướng phát triển đất nước, tạo sự thống nhất trong lãnh đạo điều hành từ T.Ư đến địa phương, thể hiện cả nội dung xây dựng, quản lý thực hiện quy hoạch. Tuy nhiên, nội dung của dự án luật nghiêng nhiều về quản lý quy hoạch, vì vậy Ban soạn thảo cần nghiên cứu, bổ sung, làm rõ về nguyên tắc, trình tự tổ chức và thẩm định, phê duyệt quy hoạch. Công tác quy hoạch phải bảo đảm yêu cầu công khai, minh bạch, phát huy lợi thế, tiềm năng của từng vùng, từng địa phương. Tránh tình trạng quản lý chia cắt cục bộ, thiếu liên kết vùng; tạo điều kiện phát triển thống nhất, khắc phục sự mâu thuẫn giữa quy hoạch quốc gia với quy hoạch vùng, ngành và quy hoạch cấp tỉnh... Đại biểu Bùi Sỹ Lợi (Thanh Hóa) và một số đại biểu có ý kiến chung quanh Điều 66 về điều khoản chuyển tiếp. Theo đó, nếu quy định như dự thảo luật sẽ chưa phù hợp và thiếu khả thi. Theo phân tích của đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội), điểm chưa phù hợp trong giải trình của Chính phủ, là nếu thực hiện bản quy hoạch này thì phải điều chỉnh nhiều luật khác, trong đó có những luật phải bỏ hoàn toàn những vấn đề liên quan quy hoạch ngành. Vì vậy, để tránh tình trạng “luật trùng luật”, đề nghị thống nhất như tờ trình của cơ quan soạn thảo, theo đó luật này vừa là luật khung để quy định các quy trình, trình tự cho những quy hoạch khác chuyên ngành, đồng thời cũng là luật nội dung.

Tại Hội trường, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã giải trình ý kiến của các đại biểu QH.

Xây dựng lực lượng cảnh vệ chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Chiều 21-11, thảo luận về dự thảo Luật Cảnh vệ, đa số đại biểu cho rằng, các văn bản quy phạm pháp luật cao nhất trong lĩnh vực cảnh vệ mới là pháp lệnh, cho nên hiệu lực thi hành thấp, chưa tương xứng với vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng cảnh vệ trong tình hình hiện nay. Mặt khác, trước sự phát triển KT-XH của đất nước cũng như việc bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trong tình hình mới đã đặt ra các yêu cầu mới.

Về các hành vi bị nghiêm cấm (Điều 9, dự thảo Luật), đại biểu Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) và một số đại biểu đề nghị, bên cạnh quy định nghiêm cấm hành vi gây nguy hiểm, đe dọa xâm hại đến sự an toàn của đối tượng cảnh vệ, cần bổ sung quy định cấm các hành vi “Tuyên truyền trái chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về công tác cảnh vệ”.

Đối với quy định sử dụng vũ khí trong khi thi hành nhiệm vụ (Điều 23), đại biểu Hồ Văn Thái (Kiên Giang) và nhiều đại biểu cho rằng, việc nổ súng liên quan trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của con người, cho nên phải tuân thủ các nguyên tắc, quy định của dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Để kịp thời ngăn chặn hành vi này, nhiều khi chỉ cần sử dụng các biện pháp nghiệp vụ, công cụ hỗ trợ hoặc bắn bị thương chứ không phải nổ súng tiêu diệt, nếu đối tượng còn sống sẽ thuận lợi hơn trong công tác xác minh, điều tra, xử lý vụ việc. Đại biểu Nguyễn Văn Được (Hà Nội) đề nghị, không nên quy định luật khung mà cần quy định trường hợp, điều kiện nổ súng cụ thể để tránh lạm dụng hoặc do dự khi nổ súng.

Thảo luận về quy định huy động người, thực hiện trưng dụng tài sản, phương tiện để thực hiện công tác cảnh vệ, đại biểu Nguyễn Đình Tiến (Quảng Nam) và một số đại biểu cho rằng, Điều 24, dự thảo Luật quy định sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ được “thực hiện trưng dụng tài sản, phương tiện… theo quy định của pháp luật” là chưa rõ, dễ bị lạm dụng. Vì vậy, để bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, đề nghị sửa lại là trong trường hợp cấp bách, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ cảnh vệ được “trưng dụng tài sản, phương tiện… theo Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản”. Đồng thời, quy định cụ thể về trình tự, thời hạn trưng dụng; việc bàn giao, tiếp nhận tài sản, cơ chế báo cáo, giám sát.

Tại phiên họp, Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã giải trình ý kiến của đại biểu QH về dự án Luật Cảnh vệ.

Nên quy định Chính phủ trình Quốc hội quyết định quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia và quy hoạch không gian biển quốc gia. Chính phủ phê duyệt quyết định quy hoạch cấp ngành, cấp vùng. Đối với cấp tỉnh và cấp huyện thì UBND các cấp trình HĐND cùng cấp phê duyệt quy hoạch.

Đại biểu Phạm Văn Tuân (tỉnh Thái Bình)

Nhiều văn bản có dán chữ quy hoạch đang tạo nên những chồng chéo, vướng mắc và khó khăn trong điều hành quản lý nhà nước, cũng như gây những thất thoát, lãng phí trong quá trình phát triển và ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.

Đại biểu Nguyễn Lâm Thành (tỉnh Lạng Sơn)

 

                                                                 TheoNhandan

Các tin khác


Đảng bộ thị trấn Đà Bắc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ (SHCB), lãnh đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị.

Những tiếng nói tâm huyết của cán bộ, nhân dân Hòa Bình hướng về ngày kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ là một bản hùng ca bất hủ, mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam; làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. 70 năm đã trôi qua, nhưng những giá trị lịch sử to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị, mãi mãi là niềm tự hào dân tộc. Nhân dịp này, Báo Hòa Bình ghi nhận những ý kiến tâm huyết của cán bộ, nhân dân trong tỉnh hướng về ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước.


Góp bài học kinh nghiệm cho Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/2/1952, là chiến dịch đầu tiên sử dụng lực lượng lớn nhất về bộ binh và các binh chủng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) nhằm tiến công địch phòng ngự theo hình thức tập đoàn cứ điểm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá tan kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của quân Pháp, đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch ở chiến trường trung du liên khu 3, góp phần làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của quân Pháp. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình khẳng định khả năng tác chiến ở địa hình rừng núi và khả năng tiến công hệ thống cứ điểm địch phòng ngự trong công sự vững chắc, tạo bước phát triển mới của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Phát huy nhân tố chính trị, tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ trong xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) đã qua 70 năm nhưng bài học quý giá về phát huy nhân tố chính trị, tinh thần (CT, TT) vẫn nguyên giá trị. Đây cũng là nhân tố được vận dụng sáng tạo, hiệu quả vào thực tiễn xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu. Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng ĐBP, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trò chuyện với Đại tá Quách Đăng Phú, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh về nội dung này.

Quy định của Bộ Chính trị về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW (ngày 23/4/2024) quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ (Quy định số 142).

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục