Sáng 19-7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có buổi làm việc với T.Ư Hội Chữ thập đỏ (CTÐ) Việt Nam. Cùng dự có đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành, cơ quan T.Ư. Hiện nay, Hội CTÐ Việt Nam được tổ chức theo bốn cấp từ T.Ư đến cơ sở với hơn 14 nghìn cán bộ, 4,5 triệu hội viên, 358 nghìn tình nguyện viên, 3,4 triệu thanh, thiếu niên CTÐ, hoạt động tại gần 17 nghìn tổ chức Hội cơ sở.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với các đại biểu Hội Cựu giáo chức Việt Nam. Ảnh: TRẦN HẢI

Phát biểu ý kiến tại buổi làm việc, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao kết quả tích cực mà Hội CTÐ Việt Nam, các Hội cơ sở đạt được thời gian qua. Về phương hướng thời gian tới, Thủ tướng đề nghị Hội làm rõ hơn định hướng hoạt động; tiếp tục phát huy vai trò trách nhiệm của mình trong hoạt động nhân đạo, tiếp tục cùng cả nước bảo đảm an sinh xã hội; tập trung đẩy mạnh các hoạt động CTÐ theo quy định; tiếp tục tổ chức các cuộc vận động, phong trào cụ thể hướng về cơ sở, nhân rộng các mô hình hiệu quả. Thủ tướng cho rằng, chính các hoạt động của Hội góp phần nâng cao ý thức, lòng nhân ái tốt đẹp trong xã hội. Chúng ta chia sẻ khó khăn trong xã hội, có hình thức hỗ trợ kịp thời của cả Nhà nước và các tổ chức, cá nhân. Xã hội chúng ta hiện nay rất quan tâm hoạt động cứu trợ nhân đạo, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng bị thiên tai... Tuy nhiên, cần nhìn nhận rằng, hoạt động nhân đạo ở một số nơi vẫn còn tự phát, chưa được quản lý tốt, chồng chéo, hiệu quả chưa cao. Thủ tướng đề nghị Hội CTÐ Việt Nam chú ý nắm bắt tình hình, có thông tin hướng dẫn, có địa chỉ nhân đạo để hỗ trợ đúng đối tượng; cần nghiên cứu đề xuất cơ chế, thể chế cụ thể để nâng cao vai trò hoạt động của Hội; có cơ chế huy động nhiều nguồn lực trong xã hội phục vụ công tác nhân đạo. Tiếp tục đổi mới tổ chức, bảo đảm hoạt động tinh gọn, hiệu quả; quan tâm phát triển hệ thống Hội CTÐ cơ sở, chú trọng các "đầu tàu", đội ngũ tình nguyện viên, có quy chế cho từng đối tượng hoạt động. Tổ chức tốt các cuộc diễn tập cứu nạn. Hội cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường đối ngoại nhân đạo, thu hút sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế; có trách nhiệm tham gia hỗ trợ khắc phục hậu quả các thảm họa trên thế giới một cách phù hợp. Thủ tướng khẳng định, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn quan tâm tạo điều kiện cho các hoạt động nhân đạo, đồng thời yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho Hội CTÐ Việt Nam phát huy vai trò, thuận lợi trong hoạt động.

Thủ tướng cũng cho ý kiến về một số kiến nghị, đề xuất của T.Ư Hội CTÐ Việt Nam.

Sáng cùng ngày, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có buổi làm việc với Hội Cựu giáo chức Việt Nam. Cùng dự có đại diện lãnh đạo một một số bộ, ngành, cơ quan T.Ư.

Kể từ khi được thành lập vào tháng 7-2004 đến nay, Hội Cựu giáo chức Việt Nam đã tập hợp được hơn 600 nghìn nhà giáo đã công tác trong ngành tại 60 trong số 63 tỉnh, thành phố và các trường đại học; giúp đỡ các nhà giáo gặp khó khăn về kinh tế và bệnh tật thông qua "Quỹ tình nghĩa nhà giáo"; vận động các nhà giáo tư vấn, phản biện các chủ trương của Ðảng và chính sách của Nhà nước về giáo dục, đồng thời có những hoạt động vận động hỗ trợ trường học, học sinh nghèo vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc...

Phát biểu ý kiến tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao Hội Cựu giáo chức Việt Nam đã có nhiều sáng kiến, đề xuất với Ðảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD-ÐT). Thủ tướng nêu rõ, Chính phủ lắng nghe những ý kiến này, coi đây là kênh quan trọng trong chính sách phát triển giáo dục của đất nước, nhất là chính sách, chế độ đối với các thầy giáo, cô giáo đang giảng dạy ở các trường hoặc đã về hưu. Thủ tướng bày tỏ và mong muốn Hội tiếp tục hoạt động tích cực, có nhiều đóng góp, thực hiện tốt mục tiêu phát huy truyền thống yêu nước và cách mạng, năng lực trí tuệ, phẩm chất tốt đẹp của nhà giáo, góp phần thực hiện chiến lược phát triển GD-ÐT, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện GD-ÐT theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành T.Ư.

Thủ tướng đề nghị Bộ GD-ÐT, các bộ, ngành liên quan và các địa phương quan tâm, tạo điều kiện để hoạt động của Hội Cựu giáo chức Việt Nam thiết thực, hiệu quả cao hơn; có cơ chế thích hợp để lắng nghe nhiều hơn các ý kiến đóng góp quý báu cho ngành giáo dục. Bộ GD-ÐT tiếp tục chỉ đạo toàn ngành thực hiện tốt, hiệu quả việc phối hợp với Hội thực hiện "4 cùng": cùng đánh giá thực tiễn và chất lượng giáo dục; cùng bàn giải pháp đổi mới; cùng tổ chức một số hoạt động; cùng chăm lo đời sống đội ngũ nhà giáo đương chức và về hưu. Nhấn mạnh giáo dục là quốc sách hàng đầu, Thủ tướng cho rằng, muốn xã hội phát triển thì không chỉ xóa đói giảm nghèo nhanh mà cần bền vững, một yếu tố nhờ vào giáo dục. Chân, thiện, mỹ hay ý thức con người đều từ giáo dục. Thủ tướng cho rằng, nếu không quan tâm đặc biệt đội ngũ thầy giáo, cô giáo thì đổi mới giáo dục sẽ không thành công.

Tại cuộc làm việc, Thủ tướng đã cho ý kiến xử lý, giải quyết các kiến nghị của Hội Cựu giáo chức Việt Nam, trong đó có một số chế độ, chính sách đối với giáo viên.

 

                                                     TheoNhandan

Các tin khác


MTTQ huyện Lạc Sơn: Đổi mới nội dung các phong trào thi đua

Thời gian qua, Ủy ban MTTQ các cấp huyện Lạc Sơn đã triển khai thực hiện rộng khắp các cuộc vận động, phong trào thi đua hướng về cơ sở với nhiều cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả, tạo sự lan tỏa thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia, góp phần cùng địa phương phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Dưới "mái nhà chung" của người làm báo

LTS: Có niềm vui, sự hứng khởi, có lòng say mê, nhiệt huyết và cả sự can trường, sẵn sàng dấn thân của người làm báo… để xây dựng nên những tác phẩm báo chí mang đậm hơi thở của cuộc sống đến với độc giả, khán thính giả. Đó là những điều đang có, đang tồn tại dưới "mái nhà chung” của người làm báo Hòa Bình - Hội Nhà báo (HNB) tỉnh Hòa Bình. Kết quả này được kiến tạo bởi tâm huyết của những người làm công tác Hội và sự góp sức tích cực của các hội viên nhà báo vì mục tiêu xây dựng HNB tỉnh Hòa Bình ngày càng vững mạnh. Nhân kỷ niệm 74 năm ngày thành lập HNB Việt Nam (21/4/1950 - 21/4/2024), Người làm báo Hòa Bình (NLBHB) có cuộc phỏng vấn nhà báo Nguyễn Mạnh Tuấn, Ủy viên BCH HNB Việt Nam, Chủ tịch HNB tỉnh Hòa Bình, Tổng Biên tập Báo Hòa Bình. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Đổi mới sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ huyện Tân Lạc

Việc triển khai thực hiện Quy định số 31-QĐi/TU của Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ (SHCB) tại Đảng bộ huyện Tân Lạc đã góp phần đạt được những kết quả tích cực trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; chất lượng SHCB đi vào nền nếp, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng được nâng cao, phương thức lãnh đạo của đảng ủy cơ sở từng bước được đổi mới.

Kỳ họp thứ 7 dự kiến tổ chức thành hai đợt với nhiều nội dung quan trọng

Chiều 17/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Dự kiến kỳ họp thứ 7 sẽ diễn ra trong hai đợt vào tháng 5, tháng 6/2024.

Công bố quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở NN&PTNT

Chiều 17/4, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị công bố quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở NN&PTNT. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. 

Huyện Cao Phong: Thống nhất thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của các chỉ thị, nghị quyết

Sáng 17/4, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ huyện Cao Phong khóa XXVIII tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014 của BCH Trung ương Đảng khoá XI về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam (NQ 33); tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới (CT 38); sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/HU, ngày 13/4/2021 của BCH Đảng bộ huyện về cải thiện môi trường thu hút đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trên địa bàn huyện Cao Phong, giai đoạn 2021 - 2025 (NQ 02).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục