Ngày 17-12, tại Đà Nẵng, diễn ra lễ khai mạc hội nghị "Quốc hội và các Mục tiêu phát triển bền vững” do Quốc hội (QH) Việt Nam phối hợp Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) và Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức.


Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân dự và phát biểu ý kiến. Cùng dự, có đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực QH; Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; Tổng Thư ký IPU M.Chun-gông; Điều phối viên Thường trú Liên hợp quốc (LHQ), Trưởng các cơ quan đại diện LHQ tại Việt Nam C.Man-hô-tra; các thành viên Ủy ban Thường vụ QH, lãnh đạo các bộ, ngành, đại biểu QH và đại biểu HĐND các địa phương, cùng nhiều chuyên gia trong nước và ngoài nước.

Phát biểu ý kiến khai mạc hội nghị, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định, từ khi thực hiện các cam kết Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, nền tảng của các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), QH Việt Nam đã ban hành Hiến pháp năm 2013, đồng thời xây dựng và sửa đổi, bổ sung hơn 300 đạo luật, tạo cơ sở pháp lý toàn diện cho Chính phủ và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện. QH cũng thông qua Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường định hướng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; ban hành Nghị quyết về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020; tham gia xây dựng Chiến lược quốc gia về SDGs.


Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân và các đại biểu dự hội nghị.

QH thực hiện việc giám sát tối cao đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước về kết quả thực hiện SDGs và xem xét, quyết định việc bố trí ngân sách cho Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, ứng phó biến đổi khí hậu, đầu tư cho y tế, khoa học - công nghệ… Thông qua các hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế, các đại biểu QH Việt Nam cũng thường xuyên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan phát triển bền vững, thể hiện vai trò tích cực của QH trong triển khai SDGs, trong đó có Tuyên bố Hà Nội về "Các Mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015 - Biến lời nói thành hành động” tại Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 132 tổ chức tháng 3-2015 tại Việt Nam. QH Việt Nam cũng chú trọng việc nâng cao nhận thức của người dân về SDGs và sự cần thiết lồng ghép, đưa SDGs trở thành các mục tiêu quốc gia trong dài hạn, qua đó huy động các nguồn lực và sự tham gia của người dân thực hiện các mục tiêu. Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, để thúc đẩy thực hiện SDGs thời gian tới, việc nâng cao nhận thức của các đại biểu dân cử về vai trò, trách nhiệm và nghĩa vụ đối với các mục tiêu phát triển bền vững là rất cần thiết.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự năm 2030 của LHQ, trong đó đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu coi mọi người dân vừa là chủ thể vừa là đối tượng thụ hưởng thành quả phát triển. Việt Nam xác định phát triển nhanh nhưng bền vững, ưu tiên hơn cho yêu cầu bền vững, nhất là bảo vệ môi trường và bảo đảm an sinh xã hội. Phó Thủ tướng cũng đưa ra sáu lưu ý khi tập trung chỉ đạo triển khai thành công Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự năm 2030, như nghiên cứu, trình QH và các cơ quan có thẩm quyền khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế bảo đảm yêu cầu phát triển bền vững; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự năm 2030; ưu tiên bố trí nguồn lực, tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm ngặt các quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh…

* Sau lễ khai mạc, hội nghị do Phó Chủ tịch Thường trực QH Tòng Thị Phóng chủ trì, tập trung thảo luận các nội dung chính thông qua bốn phiên, gồm: Tổng quan về Chương trình nghị sự năm 2030 vì sự phát triển bền vững và vai trò của các nghị viện; Giới thiệu Bộ Công cụ tự đánh giá nghị viện và SDGs, ý nghĩa đối với Việt Nam và chia sẻ kinh nghiệm quốc tế; Nhận diện một số thách thức đối với Việt Nam trong thực hiện một số SDGs, khuyến nghị và giải pháp; Các hoạt động trong thời gian tới.

* Bên lề hội nghị, sáng 17-12, tại TP Đà Nẵng, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp Tổng Thư ký IPU M.Chun-gông. Tại cuộc tiếp, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, quan tâm vai trò của nghị viện trong việc giám sát thực hiện SDGs và chọn Việt Nam là nước thí điểm ở khu vực, Tổng Thư ký M.Chun-gông đã đề xuất và ủng hộ QH Việt Nam chủ trì tổ chức Hội nghị IPU khu vực châu Á - Thái Bình Dương về "Ứng phó với biến đổi khí hậu - Hành động của các nhà lập pháp nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững” tại TP Hồ Chí Minh, tháng 5-2017. Chủ tịch QH trân trọng cảm ơn về những tình cảm tốt đẹp và đóng góp tích cực của ông Chun-gông trong việc thúc đẩy quan hệ giữa QH Việt Nam và IPU, nhất là tăng cường sự tham gia của QH Việt Nam tại diễn đàn quan trọng này; cảm ơn Tổng Thư ký và Ban Chấp hành IPU đã thông qua đề cử của Nhóm châu Á - Thái Bình Dương bầu Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của QH Việt Nam Nguyễn Văn Giàu, thành viên Ban Chấp hành IPU là Phó Chủ tịch IPU nhiệm kỳ 2018-2019.

Tổng Thư ký IPU M.Chun-gông đánh giá cao sự tích cực của Việt Nam trong thực hiện các cam kết; cảm ơn Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đã có sự chỉ đạo tích cực trong việc triển khai, thực hiện; đồng thời cho rằng, trên cơ sở nền tảng của mối quan hệ tốt đẹp giữa IPU và QH Việt Nam, thời gian tới, hai bên tiếp tục hợp tác về những vấn đề liên quan phát triển bền vững. Tổng Thư ký IPU nhấn mạnh, Việt Nam có chiến lược quốc gia về dinh dưỡng, trong đó có việc nâng cao tiêu chuẩn về dinh dưỡng cho trẻ em; IPU sẵn sàng hợp tác với Việt Nam về lĩnh vực này.

* Cùng ngày, trong khuôn khổ hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực QH Tòng Thị Phóng tiếp Điều phối viên Thường trú LHQ, Trưởng các cơ quan đại diện LHQ tại Việt Nam C.Man-hô-tra. Tại buổi tiếp, Phó Chủ tịch Thường trực QH nhấn mạnh, Việt Nam đang từng bước kết cấu lại các nội hàm liên quan phát triển, như các vấn đề về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng. Việc xây dựng luật pháp, QH cũng bám sát chương trình mục tiêu, nhất là các cam kết thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ. Trong hoạt động, QH luôn nhận được sự đóng góp rất quan trọng của đại diện LHQ tại Việt Nam và các cơ quan, tổ chức của LHQ. QH Việt Nam mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của LHQ về các vấn đề nguồn lực, dân tộc và miền núi, bồi dưỡng nguồn nhân lực, kỹ năng đại biểu, hợp tác quốc tế...

Điều phối viên Thường trú LHQ, Trưởng các cơ quan đại diện LHQ tại Việt Nam C.Man-hô-tra khẳng định lại cam kết của LHQ ủng hộ QH Việt Nam, hỗ trợ để Việt Nam phát triển bền vững hơn. Ông Man-hô-tra nhận lời tham gia khảo sát các tỉnh phía bắc Việt Nam và đề nghị hai bên sớm gặp lại để cùng bàn kế hoạch hợp tác cho năm 2019.


Theo Nhandan

Các tin khác


Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Báo Lạng Sơn kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên

Ngày 24/4, Báo Lạng Sơn tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên (1/5/1964 - 1/5/2024). Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn; lãnh đạo các sở, ngành tỉnh; các cơ quan thông tấn, báo chí T.Ư và 17 Báo Đảng địa phương...

Sẵn sàng tổ chức đại hội Mặt trận Tổ quốc cấp huyện

Đến thời điểm này, các xã, phường, thị trấn trong tỉnh cơ bản hoàn thành tổ chức Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam cấp xã, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Công tác tổ chức đại hội tại các xã, phường, thị trấn đều trang trọng, đảm bảo nguyên tắc dân chủ, đạt yêu cầu về nội dung, chương trình, kế hoạch, đúng điều lệ, quy định, hướng dẫn. Sau thành công của Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam cấp cơ sở, các địa phương quyết tâm tổ chức thành công Đại hội MTTQ Việt Nam cấp huyện theo đúng kế hoạch đề ra.

Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng.

Tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần cải cách hành chính

Theo báo cáo kết quả Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2023) của Bộ Nội vụ công bố mới đây, tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần xếp hạng Chỉ số CCHC các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp, ngành, hướng tới mục tiêu xây dựng bộ máy phục vụ tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp và người dân. Theo đó, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các nội dung CCHC gắn với công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục