(HBĐT) - Sau khi hoàn thành thí điểm nhập, kiện toàn xóm theo Quyết định số 1084/QĐ-UBND ngày 27/6/2017 của UBND tỉnh, huyện Cao Phong tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số 124/KH-UBND ngày 12/9/2018 về nhập, đặt tên, đổi tên thôn, xóm, tổ dân phố trên phạm vi toàn tỉnh.


Do nhà văn hóa cũ của các xóm chật hẹp, xóm Rú Giữa, xã Xuân Phong (Cao Phong) gần trụ sở xã được tạo điều kiện sử dụng hội trường của xã để sinh hoạt xóm, ổn định hoạt động.

Mục tiêu là tổ chức xóm, khu dân cư (KDC) theo hướng tinh gọn, đảm bảo hoạt động ổn định nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, chính quyền và các đoàn thể cấp xã. Giảm chi phí hành chính; nâng cao chất lượng, hoạt động của những người hoạt động không chuyên trách và tổ chức, hoạt động của các đoàn thể ở xóm, KDC. Huy động tập trung nguồn lực đóng góp xây dựng của cộng đồng. Nâng cao trình độ, trách nhiệm và tăng thu nhập cho cán bộ cơ sở…

Trưởng phòng Nội vụ huyện Đinh Văn Duẩn cho biết: Để đạt mục tiêu đề ra, UBND huyện đã ban hành quyết định thành lập BCĐ thực hiện nhập, đặt tên, đổi tên xóm, KDC thuộc huyện và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. Tổ chức hội nghị triển khai, thực hiện kế hoạch đến các phòng, ban, ngành, đoàn thể và các xã, thị trấn. Yêu cầu đặt ra là hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở quyết tâm cao, nhất quán trong nhận thức.

Khi chưa thực hiện thí điểm, nhập, kiện toàn, huyện có 124 xóm, KDC thuộc 13 đơn vị hành chính. Huyện chọn xã Xuân Phong, Thu Phong làm điểm. Hai xã đã thực hiện đầy đủ các bước và đạt kế hoạch đề ra. Sau thực hiện thí điểm, xã Xuân Phong giảm từ 12 xóm còn 10 xóm; xã Thu Phong từ 14 xóm còn 12 xóm. Huyện đã rút ra những kinh nghiệm để triển khai nhập xóm trên phạm vi toàn huyện thuận lợi. Đó là đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng tới toàn thể cán bộ, nhân dân. Phát huy trách nhiệm người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị. Lấy kết quả thực hiện là một trong những tiêu chí để đánh giá, bình xét tổ chức đảng, đảng viên. Tất cả các xã, thị trấn đã vào cuộc thực hiện theo kế hoạch của huyện, tỉnh. Sau khi nhập, huyện hiện còn 88 xóm, KDC, giảm 32 xóm, KDC so với trước.

Chủ tịch UBND xã Xuân Phong Bùi Văn Diêng cho biết: Thực hiện làm điểm, xã đã nhập 3 xóm Rú 1, Rú 2, Rú 3 thành xóm Rú Giữa. Từ việc làm điểm, xã tiếp tục triển khai nhập các xóm khác. Sau khi nhập, xã giảm từ 12 xóm còn 6 xóm. Xóm mới đông hơn, rộng hơn, công việc nhiều hơn, đòi hỏi cán bộ không phải chỉ năng động, tâm huyết hơn mà còn cần năng lực, sức khỏe. Từ yêu cầu công việc, xã đã kiện toàn các chức danh ở xóm và động viên những cán bộ mới. Đây cũng là cơ sở để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ở các xóm. Tuy nhiên, vấn đề hiện hữu là nhà văn hóa cũ của từng xóm chật hẹp, trong khi nhà văn hóa mới chưa được xây dựng. Một số chức danh như Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ, thanh niên… không có phụ cấp. Xã đã linh hoạt cho phép xóm Rú Giữa gần trụ sở xã sử dụng hội trường của xã để sinh hoạt xóm.

Ông Bùi Văn Bè, trưởng xóm Rú Mới chia sẻ: Tôi từng là trưởng xóm Rú 5 chỉ hơn 50 hộ, giờ, xóm Rú Mới có 189 hộ. Chủ trương nhập xóm dân đều giơ tay đồng tình nhưng vấn đề là hoạt động sau đó như thế nào?. Đảm nhận vị trí từ cuối tháng 1/2019, tôi thấy công việc của xóm mới nhiều hơn, vất vả hơn. Nhà văn hóa của từng xóm cũ, nhỏ không đủ cho cả xóm mới cùng họp nên mỗi lần họp xóm phải tổ chức 3 lần. Loa phát thanh, âm li hỏng nên phải đến báo cho từng cụm. Song, tôi luôn cố gắng hết mình, cái gì cũng phải dân chủ, dân biết, dân bàn và hoạt động của xóm dần đi vào ổn định. Về các loại giấy tờ triển khai theo hướng dẫn của các sở, ngành, dân chưa thấy phàn nàn gì.
Một vấn đề phát sinh sau khi nhập xóm là toàn huyện còn 22 xóm dưới 100 hộ. Lý do là có xóm đã gần đủ 100 hộ theo quy định, khoảng cách địa lý các xóm quá xa nhau, địa hình đồi núi chia cắt, phong tục tập quán có sự khác biệt. Đơn cử như xóm Mừng, xã Xuân Phong có 53 hộ ở tách biệt, cách xóm khác hơn 7 km… Các trường hợp này, huyện sẽ báo cáo lên cấp tỉnh cho ý kiến từng trường hợp cụ thể. Hiện, huyện tập trung ổn định hoạt động của các xóm đã nhập. Đến nay, các xóm, KDC đã kiện toàn xong tổ chức bộ máy bên trong. Cụ thể như kiện toàn xong chi bộ, bí thư chi bộ, trưởng xóm, công an viên... Huyện đang thực hiện chi trả kinh phí cho những người nghỉ do bố trí, sắp xếp lại xóm, khu dân cư theo đúng quy định. Các xóm, KDC dần đi vào hoạt động ổn định.


                                                                           Cẩm Lệ



Các tin khác


Trung ương Đoàn triển khai quyết định về công tác cán bộ tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình

Sáng 26/4, tại Tỉnh Đoàn Hòa Bình, T.Ư Đoàn tổ chức hội nghị triển khai công tác cán bộ. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực BCH T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam; Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy…

Huyện Kim Bôi gặp mặt chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 25/4, huyện Kim Bôi tổ chức gặp mặt, tri ân chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thành ủy Hòa Bình tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết xây dựng văn hóa con người Việt Nam

Sáng 25/4, Thành ủy Hòa Bình tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; 15 năm thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU, ngày 13/4/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình về thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị khoá X về "Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Đức Hinh thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên tại huyện Kim Bôi

Sáng 25/4, đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đoàn công tác đã thăm, tặng quà chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi.

Huyện Lạc Thủy: Gắn lý luận với thực tiễn trong phát triển kinh tế - xã hội

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 9/10/2014 của Bộ Chính trị khóa XI về "Công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030” trên địa bàn huyện Lạc Thủy, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã vận dụng có hiệu quả lý luận vào thực tiễn trên tất cả các lĩnh vực: xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, giữ vững quốc phòng - an ninh.

Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục