(HBĐT) - Dưới sự chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, hơn 1 tháng qua, các cấp, ngành, các địa phương trên toàn tỉnh đã quyết liệt triển khai, thực hiện các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 42, ngày 9/4/2020 của Chính phủ, đạt được những kết quả đáng khích lệ.

 


Cán bộ UBND thị trấn Hàng Trạm và Bưu điện huyện Yên Thủy chi trả tiền hỗ trợ đợt 1 cho các đối tượng trên địa bàn.

Là gói hỗ trợ đặc biệt, chưa có tiền lệ, thời gian chuẩn bị gấp gáp, nên việc triển khai thực hiện gặp không ít khó khăn, nhất là khâu rà soát, lập danh sách để trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt. Theo đó, vai trò của cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các ban, ngành, đoàn thể ở cơ sở được phát huy.

Đồng chí Nguyễn Thanh Thủy, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH cho biết: Qua số liệu rà soát của các địa phương, các sở, ngành chức năng đã đề xuất với UBND tỉnh tổng nguồn kinh phí dự kiến hỗ trợ cho đối tượng bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh hơn 826 tỷ đồng. Trong đó, NSNN chi trả 790 tỷ đồng (ngân sách T.Ư 70% - tương đương 553 tỷ đồng, ngân sách địa phương 30% - tương đương 237 tỷ đồng); nguồn Ngân hàng CSXH cho vay là 36 tỷ đồng. Để đảm bảo chi trả kịp thời, đúng đối tượng, Sở LĐ-TB&XH đã đề xuất thực hiện chi trả cho các nhóm đối tượng thành 2 đợt. Đợt 1 chi trả cho nhóm đối tượng người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội. Đợt 2 gồm: người lao động (NLĐ) tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thỏa thuận nghỉ không lương; NLĐ bị chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; NLĐ không có giao kết hợp đồng bị mất việc làm; hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh từ ngày 1/4… Qua rà soát, đợt I, toàn tỉnh có 255.476 người, với kinh phí chi trả trên 214 tỷ đồng. Từ ngày 29/4 - 7/5, các địa phương đã cơ bản hoàn thành việc tri trả đợt I. Qua công tác kiểm tra, giám sát và báo cáo của các địa phương, đến nay, chưa có phản ánh, kiến nghị nào liên quan đến việc chi trả hỗ trợ theo Nghị quyết số 42 của Chính phủ.

Trong đợt 1, huyện Yên Thủy đã chi trả cho 17.153 đối tượng, với tổng số tiền 15,083  tỷ đồng. Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy Bùi Huyên đánh giá: Đây là gói hỗ trợ đặc biệt chưa có tiền lệ, lại được triển khai trong thời gian rất ngắn, vì vậy, vai trò của cấp ủy, chính quyền cơ sở rất quan trọng để đảm bảo việc thực hiện đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không trồng chéo, không bỏ sót, nhầm lẫn. Việc rà soát với sự tham gia của tổ trưởng dân phố, trưởng thôn, trưởng ban công tác mặt trận, cán bộ UBND các xã, thị trấn được thực hiện hết sức kỹ lưỡng. Trong đó, vai trò giám sát của MTTQ từ khâu rà soát đến chi trả hết sức cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong ngăn ngừa việc lợi dụng chính sách của Đảng, Nhà nước để trục lợi cá nhân.

Huyện Lạc Sơn có 68.412 đối tượng chi trả đợt 1, kinh phí trên 59,2 tỷ đồng. Quá trình rà soát lập danh sách và chi trả, lực lượng Công an huyện, các xã, thị trấn đã tham gia ngay từ đầu để nắm bắt tình hình, triển khai các biện pháp nghiệp vụ nhằm ngăn ngừa sai phạm. Trưởng Phòng LĐ-TB&XH huyện Bùi Văn Mựn cho biết: Giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 42 ở xóm, tổ dân phố và các xã, thị trấn đều có lực lượng Công an, cán bộ mặt trận. Mặc dù chịu áp lực về thời gian, nhưng toàn bộ cán bộ tham gia đều được cập nhật các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của T.Ư, của tỉnh và kế hoạch của huyện. Theo đó, việc rà soát, nắm, lập danh sách các đối tượng đợt 1 đề nghị hỗ trợ đảm bảo công khai, minh bạch, trúng và đúng. Quá trình chi trả đảm bảo kịp thời, chính xác, an toàn. Đặc biệt, những trường hợp tuổi cao sức yếu, ốm đau, bệnh tật không đi lại được, đã được cán bộ bưu điện, UBND xã, thị trấn trực tiếp đến chi trả tận nhà. 

 Kết quả bước đầu trong Nghị quyết số 42 và Quyết định số 15 của Thủ tướng Chính phủ rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, việc rà soát, chi trả cho các đối tượng còn lại còn hết sức khó khăn, bởi việc xác định doanh nghiệp, NLĐ không có giao kết hợp đồng bị giảm sâu thu nhập là rất khó. Với số lượng ước khoảng hơn 55.400 đối tượng, nếu thực hiện không kỹ lưỡng sẽ dễ nhầm lẫn, hoặc bỏ sót, không công bằng, thậm chí còn tạo cơ hội cho trục lợi cá nhân từ chính sách của Nhà nước. Thực tế đó, đòi hỏi các cấp, ngành, nhất là cấp ủy, chính quyền cơ sở tiếp tục phối hợp chặt chẽ, bám sát tinh thần Nghị quyết số 42, Quyết định số 15 để thực hiện đảm bảo kịp thời, chính xác, an toàn, hạn chế thấp nhất sai sót có thể xảy ra.


 Đức Phượng

Các tin khác


Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại Hòa Bình

Sáng 24/4, tại Tượng đài Bác Hồ trên công trình Thủy điện Hòa Bình, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp cùng Hội LHTN tỉnh Hòa Bình tổ chức Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Tường Lâm, Bí thư Ban chấp hành T.Ư Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam; Nguyễn Kim Quy, Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHTN Việt Nam; lãnh đạo các ban, văn phòng, đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn, T.Ư Hội LHTN Việt Nam và lãnh đạo Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các tỉnh: Hòa Bình, Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nam...

Báo Lạng Sơn kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên

Ngày 24/4, Báo Lạng Sơn tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày xuất bản số đầu tiên (1/5/1964 - 1/5/2024). Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Nguyễn Đức Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn; lãnh đạo các sở, ngành tỉnh; các cơ quan thông tấn, báo chí T.Ư và 17 Báo Đảng địa phương...

Sẵn sàng tổ chức đại hội Mặt trận Tổ quốc cấp huyện

Đến thời điểm này, các xã, phường, thị trấn trong tỉnh cơ bản hoàn thành tổ chức Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam cấp xã, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Công tác tổ chức đại hội tại các xã, phường, thị trấn đều trang trọng, đảm bảo nguyên tắc dân chủ, đạt yêu cầu về nội dung, chương trình, kế hoạch, đúng điều lệ, quy định, hướng dẫn. Sau thành công của Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam cấp cơ sở, các địa phương quyết tâm tổ chức thành công Đại hội MTTQ Việt Nam cấp huyện theo đúng kế hoạch đề ra.

Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng.

Tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần cải cách hành chính

Theo báo cáo kết quả Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2023) của Bộ Nội vụ công bố mới đây, tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần xếp hạng Chỉ số CCHC các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp, ngành, hướng tới mục tiêu xây dựng bộ máy phục vụ tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp và người dân. Theo đó, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các nội dung CCHC gắn với công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục