(HBĐT) - Để báo cáo văn kiện trình đại hội thực sự là sản phẩm trí tuệ của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy về định hướng công tác xây dựng báo cáo chính trị Đảng bộ các cấp. Sau đây là nội dung:



Cấp ủy phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình) đóng góp ý kiến vào văn kiện Đại hội Đảng bộ TP Hòa Bình.

P.V: Xin đồng chí cho biết tiến độ, chất lượng xây dựng báo cáo chính trị Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020-2025?

Đồng chí Nguyễn Văn Toàn: Thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị về đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, BTV Tỉnh ủy đã thành lập 4 đoàn kiểm tra, do các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy làm trưởng đoàn, tiến hành kiểm tra công tác chuẩn bị đại hội Đảng bộ các cấp tại các Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy (từ ngày 20/3 - 10/4/2020). Qua đó đánh giá: Các cấp ủy đã tập trung lãnh đạo công tác chuẩn bị đại hội, tổ chức quán triệt các chỉ thị, hướng dẫn của T.Ư, của tỉnh nghiêm túc, đúng kế hoạch. Đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đồng chí cấp ủy chỉ đạo, đôn đốc đại hội Đảng bộ các cấp bảo đảm tiến độ, cơ bản đáp ứng yêu cầu chung. Tính đến thời điểm hiện nay, các cơ sở Đảng đã hoàn thiện dự thảo báo cáo chính trị; các Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy cơ bản hoàn thành việc xây dựng dự thảo báo cáo chính trị đại hội cấp mình, để lấy ý kiến của đại hội các chi bộ, Đảng bộ trực thuộc. Các cấp ủy đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo báo cáo chính chính trị, nhiều ý kiến có chất lượng được tiếp thu, bổ sung vào dự thảo.  

Đồng thời, đại hội Đảng bộ các cấp lần này,  Ban Bí thư chỉ đạo đại hội thảo luận chương trình hành động, cùng với dự thảo báo cáo chính trị tại đại hội. Do vậy, các cấp ủy còn phải tập trung xây dựng dự thảo chương trình hành động thực hiện nghị quyết đại hội. Trong chương trình hành động phải đưa ra những giải pháp, biện pháp chủ yếu, mang tính khả thi cao, để thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá của nghị quyết đại hội.

Nhìn chung, báo cáo chính trị của cấp ủy các cấp xây dựng có chất lượng tương đối tốt, đánh giá đầy đủ kết quả đạt được, chỉ rõ những hạn chế, yếu kém, phân tích nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghị quyết nhiệm kỳ qua; từ đó xác định được các mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ giải pháp cho nhiệm kỳ tới.

Tuy nhiên, qua kiểm tra cho thấy, còn một số cấp ủy xây dựng báo cáo chính trị đại hội chưa thật sự chất lượng, như việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ còn chung chung, thiếu toàn diện, chưa chỉ ra được nguyên nhân chính của hạn chế, yếu kém. Việc xác định mục tiêu, chỉ tiêu cho nhiệm kỳ tới của một số cấp ủy chưa sát với xu hướng phát triển, còn thấp so với yêu cầu chung, chưa xác định được giải pháp mang tính đột phá…

P.V: Xin đồng chí cho biết định hướng về công tác xây dựng báo cáo chính trị đại hội Đảng bộ các cấp?

Đồng chí Nguyễn Văn Toàn: Chỉ thị số 35-CT/TW về đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định: "Báo cáo chính trị của đại hội là sự kết tinh trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm, sự sáng tạo, tầm nhìn, khát vọng của Đảng bộ và định hướng phát triển của địa phương, cơ quan, đơn vị”. Báo cáo chính trị  là văn kiện trung tâm của đại hội, vừa có giá trị tổng kết thực tiễn, bài học kinh nghiệm, vừa xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp lãnh đạo phương hướng, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ tiếp theo của mỗi tổ chức Đảng. Do đó, báo cáo chính trị cần phải được quan tâm xây dựng hết sức công phu, nghiêm túc, từ kết cấu, bố cục đến nội dung, thể hiện trí tuệ, trách nhiệm của mỗi cấp ủy, tổ chức Đảng và đảng viên.

Để xây dựng báo cáo chính trị của đại hội Đảng bộ các cấp đáp ứng được yêu cầu trên, các cấp ủy cần quan tâm một số nhiệm vụ sau:

Một là: Báo cáo chính trị phải đánh giá đúng tình hình, kết quả thực hiện các chỉ tiêu nghị quyết đại hội nhiệm kỳ 2015 - 2020 của Đảng bộ đã đề ra, đặc biệt là các chỉ tiêu về phát triển KT-XH. Phải chỉ ra được những mô hình mới, cách làm hay, hiệu quả trong nhiệm kỳ, phải nhìn thẳng vào thực tế, chỉ rõ những hạn chế, yếu kém, phân tích nguyên nhân chủ quan, khách quan, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, để có giải pháp khắc phục trong nhiệm kỳ tới.

Hai là: Hệ thống chỉ tiêu nêu trong báo cáo chính trị cần thống nhất từ tỉnh đến cơ sở, bám sát các chỉ tiêu, định hướng của BTV Tỉnh ủy đối với Đảng bộ các huyện, thành phố, nhưng phải trên cơ sở tiềm năng, nội lực, thế mạnh, khả năng thực hiện của địa phương mình, để xác định nhiệm vụ trọng tâm, lĩnh vực đột phá, các chỉ tiêu cụ thể, phù hợp, có tính khả thi cao. Tránh việc chưa khảo sát, đánh giá đúng tình hình thực tế của địa phương, mà đề ra các chỉ tiêu quá cao, không có khả năng thực hiện, hoặc chỉ tiêu quá thấp "cả nhiệm kỳ nhưng chỉ thực hiện trong nửa nhiệm kỳ”…

Ba là: Quá trình xây dựng báo cáo chính trị phải đảm bảo các bước đúng quy trình. Dự thảo báo cáo chính trị phải được lấy ý kiến rộng rãi, tổ chức lấy ý kiến trong cấp ủy, các tổ chức khác trong hệ thống chính trị, ý kiến của cấp ủy cấp trên, ý kiến của đảng viên lão thành, các đồng chí nguyên là lãnh đạo địa phương, nhà khoa học, chuyên gia, ý kiến của đảng viên, Nhân dân... Việc tổ chức lấy ý kiến phải thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức, tùy điều kiện cụ thể có thể tổ chức hội thảo…, để tiếp thu được nhiều ý kiến tâm huyết, có chất lượng.

Đối với các văn kiện trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, BTV Tỉnh ủy đã chỉ đạo sát sao, Tiểu ban Văn kiện đã dự thảo báo cáo chính trị, chương trình hành động thực hiện nghị quyết đại hội từ khá sớm, hiện nay, đã xin ý kiến góp ý của một số các cơ quan liên quan, các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh. Sắp tới sẽ xin ý kiến từ đại hội các Đảng bộ trực thuộc, ý kiến của các bộ, ngành, cơ quan T.Ư, ý kiến góp ý của các nhà khoa học, xin ý kiến rộng rãi trong Nhân dân. Để văn kiện trình đại hội thực sự là sản phẩm trí tuệ của cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Trong đó, phải xác định được các đột phá chiến lược, để phát triển KT-XH nhanh, bền vững; phấn đấu kinh tế tỉnh Hòa Bình đạt mức trung bình của cả nước vào năm 2025.

P.V: Trân trọng cảm ơn đồng chí!

L.C (TH) 

Các tin khác


Giao ban trực tuyến toàn quốc về công tác phi chính phủ nước ngoài

Chiều 12/4, Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến toàn quốc về công tác PCPNN năm 2024. Đồng chí Nguyễn Minh Hằng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác về các tổ chức PCPNN chủ trì hội nghị tại điểm cầu trung tâm. Dự tại điểm cầu tỉnh Hòa Bình có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

Tỉnh Hòa Bình quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025 (*)

Tại Lễ phát động phong trào thi đua "Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên phạm vi cả nước vào sáng 13/4/2024 tại huyện Đà Bắc, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình đại diện cho lãnh đạo địa phương phát biểu hưởng ứng phong trào. Báo Hòa Bình xin giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Lời kêu gọi hưởng ứng phong trào thi đua “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam

Tại Lễ phát động phong trào thi đua "Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên phạm vi cả nước vào sáng 13/4/2024, đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã đọc Lời kêu gọi hưởng ứng phong trào thi đua "Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong cả nước. Báo Hòa Bình xin giới thiệu toàn văn Lời kêu gọi.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trong cả nước trong năm 2025 (*)

Tại Lễ phát động phong trào thi đua "Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên phạm vi cả nước vào sáng 13/4/2024 tại huyện Đà Bắc, Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã phát động phong trào thi đua "Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên phạm vi cả nước từ nay đến năm 2025. Báo Hòa Bình xin trân trọng giới thiệu toàn văn phát động phong trào thi đua.

Phấn đấu xóa hết nhà tạm, dột nát trong tỉnh

Nhằm bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, tỉnh Hòa Bình đề ra mục tiêu phấn đấu, quyết tâm xóa 100% nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo và hỗ trợ gia đình người có công có nhu cầu cải thiện nhà ở. Qua đó, tỉnh đã rà soát, lên phương án, huy động nguồn lực sửa nhà, làm nhà kiên cố, giúp các hộ ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục