(HBĐT) - Dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII có nội dung tính khái quát cao, toàn diện; bám sát những kinh nghiệm thực tiễn trong gần 35 năm đổi mới; những vấn đề lý luận, thực tiễn phát triển của Việt Nam và thế giới; thể hiện trí tuệ, công sức, trách nhiệm cao của Ban soạn thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Thời gian qua, các cấp Hội LHPN trong tỉnh đã triển khai nghiêm túc, hiệu quả việc đóng góp ý kiến vào dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng, trong đó tập trung vào các nội dung:

- Cần nghiên cứu bổ sung thêm chỉ đạo, định hướng hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách, nhằm phát huy vai trò nòng cốt chính trị của MTTQ và các đoàn thể CT-XH, đặc biệt để MTTQ và các đoàn thể CT-XH làm tốt nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội. Vì trong phương hướng chiến lược của dự thảo báo cáo chính trị ít đề cập đến các giải pháp phát huy vai trò của các đoàn thể CT-XH.

- Tiếp tục thể chế hóa phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân hưởng thụ” thành những chính sách, quy chế, quy định cụ thể để Nhân dân phát huy quyền làm chủ trên thực tế, và thực hiện tốt trách nhiệm, nghĩa vụ đối với Nhà nước, xã hội. Vì trong dự thảo đã phát triển, mở rộng phương châm "Dân biết, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng". Như vậy, đã bổ sung và nhấn mạnh 2 quyền rất quan trọng của Nhân dân là quyền giám sát, quyền thụ hưởng theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013 và Quyết định số 217-QĐ/TW, Quyết định số 218-QĐ/TW, Quy định số 124-QĐ/TW, Quyết định số 99-QĐ/TW của Bộ Chính trị, phù hợp với mong muốn, nguyện vọng của Nhân dân.

- Dự thảo văn kiện (dự thảo báo cáo chính trị, mục XII) cần thể hiện rõ hơn tinh thần của Điều 26, Hiến pháp năm 2013: "Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội; nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới”; đảm bảo tôn trọng, đề cao quyền của phụ nữ, coi đó như trách nhiệm văn minh, tiến bộ của xã hội để khẳng định vai trò, vị thế quan trọng của phụ nữ trong phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Phụ nữ vừa là công dân (chiếm trên 50% dân số), là nguồn lực lao động (trên 48% lực lượng lao động), thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội, là người thực hiện thiên chức, nuôi dưỡng, sản sinh thế hệ tương lai, trao truyền văn hóa dân tộc, giữ gìn nề nếp gia phong của gia đình.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật bình đẳng giới, đảm bảo thống nhất giữa các quy định trong các bộ luật liên quan và các văn bản của Đảng, nhất là trong lĩnh vực chính trị (Điều 11, Luật Bình đẳng giới); thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ về độ tuổi trong quy hoạch, đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm (Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ), có tính đến đặc điểm giới.

- Cần nghiên cứu để cụ thể hóa nguyên tắc bình đẳng trong công tác cán bộ, trong cơ cấu và yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ nữ. Vì trong dự thảo văn kiện đề cập đến 12 định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030; trong mục XIV xây dựng và chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng có đề cập đến công tác cán bộ, yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ...

T.H (lược ghi)

Các tin khác


Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công đoàn cơ sở

LTS: Hòa chung khí thế cả nước hân hoan kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 138 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024) và hướng đến kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024); 73 năm thành lập Công đoàn tỉnh Hòa Bình (1951 - 2024), phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Mạnh Cương, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh về sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tỉnh trong phát triển KT - XH địa phương.

Lễ Thượng cờ ''Thống nhất non sông'' tại Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng 30/4, tại Kỳ đài ở khu Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông” nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), 52 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972-1/5/2024).

Tuổi trẻ huyện Tân Lạc thắp sáng truyền thống quê hương anh hùng

Tân Lạc là huyện có bề dày lịch sử. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Tân Lạc đã phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lập nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu, lao động, sản xuất. Với khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” và tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, huyện Tân Lạc đã đóng góp trên 45.000 tấn lương thực, thực phẩm; trên 2.900 thanh niên lên đường nhập ngũ, trong đó có 190 gia đình có từ 2 - 4 con đi bộ đội.

Chuyển động trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Trong đó đặc biệt quan tâm công tác cán bộ, lấy sản phẩm để đánh giá năng lực cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhờ vậy đã tạo nên sự chuyển động của bộ máy cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục