(HBĐT) - Thời kỳ 1960 - 1980, Quốc hội hoạt động theo Hiến pháp năm 1959 và Luật Tổ chức Quốc hội năm 1960. Đây là thời kỳ Quốc hội hoạt động trong điều kiện miền Bắc tiến hành xây dựng XHCN, làm hậu phương lớn cho cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam. Quốc hội đã trải qua 5 khóa hoạt động.


Quốc hội khóa II (1960 - 1964): Tổ chức bầu cử ngày 8/5/1960; tổng số có 453 đại biểu, trong đó có 91 đại biểu miền Nam lưu nhiệm theo Nghị quyết của Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa I. Nhiệm kỳ này, Quốc hội tổ chức 8 kỳ họp, thông qua 6 đạo luật quan trọng về tổ chức của các cơ quan nhà nước ở T.Ư và địa phương. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ban hành 9 pháp lệnh. Quốc hội đã thông qua Kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965), thông qua Cương lĩnh hành động toàn dân nhằm thực hiện cải tạo XHCN, bước đầu xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH ở miền Bắc và nhiều nhiệm vụ quan trọng khác. 

Quốc hội khóa III (1964 - 1971): Tổ chức bầu cử ngày 26/4/1964; tổng số có 453 đại biểu, trong đó có 87 đại biểu thuộc các tỉnh miền Nam lưu nhiệm. Nhiệm kỳ này, Quốc hội kéo dài 7 năm, 7 kỳ họp. UBTVQH họp 95 phiên, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, đối ngoại, tổ chức hành chính, nhân sự phục vụ xây dựng CNXH ở miền Bắc và phục vụ sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Khi Mỹ leo thang phá hoại miền Bắc, những chính sách kinh tế thời chiến, đối ngoại được Chính phủ kịp thời báo cáo với Quốc hội, UBTVQH phê chuẩn nhanh chóng, là điều kiện quan trọng bảo đảm kịp thời yêu cầu của chiến tranh. 

Quốc hội khóa IV (1971 - 1975): Tổ chức bầu cử ngày 11/4/1971; tổng số có 420 đại biểu. Quốc hội khóa IV diễn ra trong 4 năm, họp 5 kỳ. UBTVQH họp 53 phiên, ban hành nhiều nghị quyết quan trọng về phương hướng, nhiệm vụ, chỉ tiêu của các kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế, phê chuẩn dự toán và ngân sách Nhà nước hàng năm. Hoạt động của Quốc hội đã góp phần quan trọng trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân ta đánh đổ chế độ thực dân mới ở miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ, thống nhất đất nước. 

Quốc hội khóa V (1975 - 1976): Tổ chức bầu cử ngày 6/4/1975; tổng số có 424 đại biểu. Quốc hội khóa V diễn ra trong bối cảnh miền Nam vừa giải phóng và hoạt động chưa đầy 2 năm, tổ chức 2 kỳ họp. UBTVQH họp 10 phiên, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng trong việc thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước. Kỳ họp tháng 12/1975, Quốc hội đã thống nhất thông qua nghị quyết phê chuẩn kết quả hội nghị hiệp thương mở ra thời kỳ phát triển mới của nước Việt Nam thống nhất. 

Quốc hội khóa VI (1976 - 1981): Tổ chức bầu cử ngày 25/4/1976, là Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất; tổng số 492 đại biểu. Quốc hội đã quyết định đổi tên nước là Cộng hòa XHCN Việt Nam; quy định Quốc kỳ; Quốc huy; Quốc ca; chính thức đổi tên Sài Gòn - Gia Định thành TP Hồ Chí Minh; quy định Thủ đô của nước Việt Nam mới là Hà Nội. Đồng thời, quyết định thành lập Ủy ban Dự thảo Hiến pháp. Quốc hội khóa VI diễn ra 5 năm, 7 kỳ họp, quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước. Đặc biệt, Kỳ họp thứ 7 (tháng 12/1980), Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp mới của nước Việt Nam thống nhất - Hiến pháp năm 1980. 

P.L (TH)

Các tin khác


Công bố quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở NN&PTNT

Chiều 17/4, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị công bố quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở NN&PTNT. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. 

Huyện Cao Phong: Thống nhất thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của các chỉ thị, nghị quyết

Sáng 17/4, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ huyện Cao Phong khóa XXVIII tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014 của BCH Trung ương Đảng khoá XI về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam (NQ 33); tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới (CT 38); sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/HU, ngày 13/4/2021 của BCH Đảng bộ huyện về cải thiện môi trường thu hút đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trên địa bàn huyện Cao Phong, giai đoạn 2021 - 2025 (NQ 02).

Hà Tĩnh tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh nguyện chung sức, đồng lòng, quyết tâm xây dựng tỉnh nhà phát triển nhanh và bền vững theo hướng công nghiệp hiện đại, xứng đáng là quê hương của các đồng chí Tổng Bí thư Trần Phú, Tổng Bí thư Hà Huy Tập, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta xây dựng nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.

Hội Cựu chiến binh huyện Kim Bôi chăm lo đời sống hội viên

Phát huy vai trò của tổ chức Hội, bằng các hoạt động thiết thực, ý nghĩa, thời gian qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Kim Bôi luôn đồng hành, chăm lo, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống hội viên, nhất là hội viên có hoàn cảnh khó khăn.

Xây dựng văn hóa an toàn giao thông từ mỗi cán bộ, chiến sỹ

Thời gian qua, thực hiện tốt phương châm "xây dựng văn hóa an toàn giao thông (ATGT) là nâng cao ý thức chấp hành ATGT từ mỗi quân nhân”, các cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang (LLVT) trên địa bàn tỉnh thường xuyên tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, chiến sỹ (CBCS) về nâng cao ý thức, trách nhiệm khi tham gia giao thông. Nhờ vậy từng bước hình thành và xây dựng văn hóa ATGT trong mỗi cơ quan, đơn vị và CBCS.

Giữ vững trận địa tư tưởng

Đó là tinh thần, quan điểm xuyên suốt của lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh trên mặt trận đấu tranh, bảo vệ vững chắc trận địa tư tưởng trong thời gian qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục