(HBĐT) - Đây là thời kỳ Quốc hội được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp năm 1980 và Luật Tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước năm 1981. Quốc hội được cụ thể hóa thành 15 nhiệm vụ và quyền hạn, trong đó có những nội dung quan trọng như làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật; thực hiện quyền giám sát tối cao về tuân theo Hiến pháp và pháp luật; quyết định kế hoạch Nhà nước và phê chuẩn việc thực hiện kế hoạch Nhà nước; quyết định dự toán ngân sách Nhà nước và phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước... 


Quốc hội có sự điều chỉnh lớn về cơ cấu tổ chức. Đó là việc thiết lập Hội đồng Nhà nước thay cho chế định Ủy ban Thường vụ Quốc hội và lần đầu có chức danh Chủ tịch Quốc hội. 

Quốc hội khóa VII (1981 - 1987): Tổ chức bầu cử ngày 26/4/1981; tổng số 496 đại biểu. Quốc hội khóa VII với 12 kỳ họp, ban hành 10 đạo luật, 35 nghị quyết. Hội đồng Nhà nước ban hành 15 pháp lệnh. Quốc hội đã triển khai thực hiện chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Hoạt động giám sát của Quốc hội được coi trọng, Hoạt động chất vấn tại kỳ họp có bước cải tiến. Thời kỳ này, hoạt động ngoại giao nghị viện được đẩy mạnh, chú trọng nguyên tắc nhất quán, ủng hộ những sáng kiến hòa bình, bảo đảm an ninh chung của nhân loại. 

Quốc hội khóa VIII (1987 - 1992): Tổ chức bầu cử ngày 19/4/1987; tổng số 496 đại biểu. Đây là Quốc hội đầu tiên của giai đoạn đầu sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước do Đại hội VI của Đảng đề ra. Nhiệm kỳ này, Quốc hội họp 11 kỳ, thông qua 2 bộ luật, 25 đạo luật; Hội đồng Nhà nước ban hành 39 pháp lệnh. Kỳ họp thứ 8 (năm 1992), Quốc hội khóa VIII chính thức sửa đổi Hiến pháp năm 1980 gọi là Hiến pháp năm1992. Hiến pháp năm 1992 đã cụ thể hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta.

(Còn nữa) 

P.L (TH)

Các tin khác


Tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần cải cách hành chính

Theo báo cáo kết quả Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (PAR INDEX 2023) của Bộ Nội vụ công bố mới đây, tỉnh Hòa Bình dẫn đầu cả nước 2/8 chỉ số thành phần xếp hạng Chỉ số CCHC các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp, ngành, hướng tới mục tiêu xây dựng bộ máy phục vụ tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp và người dân. Theo đó, ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các nội dung CCHC gắn với công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Kỷ niệm 74 năm Ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (21/4/1950-21/4/2024): Hội Nhà báo Việt Nam- Dấu ấn hướng về cơ sở

Có thể nói những chuyến công tác "Hướng về cơ sở" đã là dấu ấn đặc biệt cho một năm 2023 đầy sôi động cũng như chặng đường hoạt động vừa qua của Hội nhà báo Việt Nam, là sự cụ thể hóa thành công tinh thần "Chủ động, sáng tạo, quyết liệt và hiệu quả”, hướng về hội viên, nhà báo.

Khiển trách Đảng đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND phường Dân Chủ

Ngày 16/4, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Thành ủy Hòa Bình tổ chức kỳ họp thứ 15, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Tỉnh Hoà Bình tham gia Chương trình quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ và Canada

Từ ngày 20/4 đến ngày 28/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn sẽ đi tham gia Chương trình Quảng bá địa phương Việt Nam tại Hoa Kỳ và Canada do Bộ Ngoại giao tổ chức. Cùng tham gia đoàn công tác có lãnh đạo Ban Nội chính Tỉnh uỷ, lãnh đạo UBND tỉnh; Sở NN&PTNT; Sở KH&ĐT; Ban quản lý các KCN tỉnh; Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch tỉnh; huyện uỷ huyện Lạc Thuỷ và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật cán bộ

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục