(HBĐT) - Huyện Lạc Sơn xác định chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi là xu thế phát triển, góp phần quan trọng nâng cao thu nhập cho người dân, đảm bảo an ninh lương thực. Những năm qua, với việc đưa Nghị quyết số 14/2012/NQ-HĐND, ngày 21/12/2012 của HĐND huyện về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi giai đoạn 2012-2020 vào cuộc sống, sản xuất nông nghiệp của huyện có nhiều khởi sắc, đời sống nông dân được cải thiện.


Mô hình ấp vịt giống của nông dân xóm Thóng, xã Vũ Bình (Lạc Sơn) góp phần nâng cao thu nhập 
gia đình.

Trong 5 năm gần đây, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm của huyện giảm bình quân 6% năm. Sản xuất nông, lâm nghiệp từ 41,5% giảm còn 36,6% trong cơ cấu kinh tế. Huyện đã chuyển đổi 1.147 ha đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác như: Mía, cây lấy hạt, bí xanh, ngô… Qua tính toán, hiệu quả sau chuyển đổi sang cây ngô tăng gấp 1,2 - 1,5 lần, mía tăng gấp 4 - 4,5 lần, bí xanh tăng gấp 3,5 - 5 lần, cây họ bầu bí tăng 5 - 7 lần so với trồng lúa. Thực hiện đề án cải tạo vườn tạp, giai đoạn 2016 - 2020, toàn huyện cải tạo được 1.035,2 ha, vượt hơn 85 ha so với kế hoạch. Diện tích đã cải tạo được tập trung trồng các loại cây: bưởi, cam, mít, táo, dổi, bơ… 

Với mục tiêu phát triển đại gia súc (trâu, bò) và các vật nuôi chủ lực (lợn bản địa, gà ri Lạc Sơn, ong lấy mật…), ngành chăn nuôi của huyện tập trung phát triển con giống có chất lượng, tăng quy mô đàn để tạo ra sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh. Tổng đàn trâu, bò hiện có gần 40.000 con, chủ yếu chăn nuôi nhỏ lẻ trong các hộ gia đình. Trên địa bàn có 1 trang trại chăn nuôi quy mô trên 7.000 con tại xã Tân Mỹ. Đàn lợn có trên 73.000 con, đàn gia cầm trên 1 triệu con. Xu hướng chăn nuôi gà ngày càng phát triển mạnh, hình thành các HTX, tổ hợp tác, như HTX chăn nuôi gà đồi, HTX cung ứng gà Hương Nhượng, Chí Thiện, Yên Phú, Yên Nghiệp… với quy mô nuôi 20.000 - 40.000 con/năm.

Nhằm tạo điều kiện để nông dân đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, một số doanh nghiệp, HTX đã đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Như Công ty Tân Lộc Phát, Công ty CP chăn nuôi T&T 159, HTX chăn nuôi gà đồi Hương Nhượng, HTX trồng và tiêu thụ cam Lạc Sơn, HTX nông nghiệp Huy Tuấn, HTX cung ứng giống cây dổi và dịch vụ nông nghiệp xã Chí Đạo… đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi cho người dân, tổ chức thu mua sản phẩm cây lấy hạt, bí xanh, cỏ VA06, gà, hạt dổi, trâu, bò, ớt, dược liệu, mật ong nhằm thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ngày càng mạnh và ổn định hơn.

Đồng chí Bùi Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Để công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có những chuyển biến mạnh mẽ hơn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, huyện căn cứ vào quy hoạch, định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh, của huyện để xây dựng, điều chỉnh lại đề án quy hoạch chi tiết chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; đẩy mạnh công tác tác dồn điền, đổi thửa để tạo cánh đồng mẫu lớn tập trung sản xuất; tuyên truyền về đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và cải tạo vườn tạp, các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất của tỉnh; tuyên truyền, vận động các hộ sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, VietGAP, hữu cơ, công nghệ cao; bảo vệ và phát triển nhãn hiệu tập thể gà Lạc Sơn, hạt dổi Lạc Sơn; tích cực đa dạng hóa hoạt động xúc tiến thương mại, quảng cáo sản phẩm, liên doanh, liên kết hợp tác để giới thiệu sản phẩm ra thị trường; xây dựng nhãn hiệu và giữ gìn thương hiệu, phát triển các sản phẩm OCOP của huyện; phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đồng thời, xây dựng mô hình phát triển liên kết theo chuỗi giá trị gắn với sản xuất, tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả để nhân rộng. 


Bùi Minh


Các tin khác


Hà Tĩnh tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh nguyện chung sức, đồng lòng, quyết tâm xây dựng tỉnh nhà phát triển nhanh và bền vững theo hướng công nghiệp hiện đại, xứng đáng là quê hương của các đồng chí Tổng Bí thư Trần Phú, Tổng Bí thư Hà Huy Tập, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta xây dựng nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.

Hội Cựu chiến binh huyện Kim Bôi chăm lo đời sống hội viên

Phát huy vai trò của tổ chức Hội, bằng các hoạt động thiết thực, ý nghĩa, thời gian qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Kim Bôi luôn đồng hành, chăm lo, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống hội viên, nhất là hội viên có hoàn cảnh khó khăn.

Xây dựng văn hóa an toàn giao thông từ mỗi cán bộ, chiến sỹ

Thời gian qua, thực hiện tốt phương châm "xây dựng văn hóa an toàn giao thông (ATGT) là nâng cao ý thức chấp hành ATGT từ mỗi quân nhân”, các cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang (LLVT) trên địa bàn tỉnh thường xuyên tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ, chiến sỹ (CBCS) về nâng cao ý thức, trách nhiệm khi tham gia giao thông. Nhờ vậy từng bước hình thành và xây dựng văn hóa ATGT trong mỗi cơ quan, đơn vị và CBCS.

Giữ vững trận địa tư tưởng

Đó là tinh thần, quan điểm xuyên suốt của lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh trên mặt trận đấu tranh, bảo vệ vững chắc trận địa tư tưởng trong thời gian qua.

Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024

Sáng 16/4, Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả công tác quý I; kết quả công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng của cấp uỷ và UBKT các cấp trong Đảng bộ; triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác quý II/2024.

Huyện Tân Lạc: Đồng bộ các giải pháp cải thiện chỉ số cải cách hành chính

Nếu năm 2022, huyện Tân Lạc xếp thứ 2 về chỉ số cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh thì năm 2023, căn cứ kết quả công bố tại Quyết định số 3016/QĐ-UBND, ngày 26/12/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá kết quả chỉ số CCHC (PAR INDEX) và chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của UBND huyện, huyện Tân Lạc đạt 86,26 điểm chỉ số CCHC, xếp thứ 9/10 huyện, thành phố. Hiện nay, huyện đang tập trung các giải pháp để cải thiện, nâng cao chỉ số CCHC.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục