(HBĐT) - Từng là vùng đất biệt lập với thế giới bên ngoài. Không có đường giao thông, muốn đến được xóm Khuộc, xã Cao Sơn (Lương Sơn) có thời kỳ người ta chỉ có duy nhất một cách là... cuốc bộ theo đường mòn.


Nhờ được đầu tư mở đường, cuộc sống của người dân ở xóm Khuộc đã có sự đổi thay.

Tuy vậy, theo đồng chí Bùi Văn Tưởng, Trưởng xóm Khuộc, kể từ khi được Nhà nước hỗ trợ đầu tư mở con đường, đổ bê tông từ trung tâm xã vào xóm không chỉ làm thay đổi bộ mặt nông thôn mà còn làm đổi thay tích cực đời sống của người dân. Trước đây chưa có đường giao thông, hơn 50 hộ dân chủ yếu là đồng bào dân tộc Mường, Dao trong sản xuất nông nghiệp, ngoài cây ngô, sắn không biết chuyển đổi trồng loại cây gì. Chỉ đến khi có con đường bê tông xuyên núi nối giữa xóm Khuộc với các xóm, địa bàn vùng thấp mới giúp đời sống người dân từng bước cải thiện.

Cũng theo đồng chí Bùi Văn Tưởng, Trưởng xóm Khuộc, trước tiên là sự hỗ trợ, giúp đỡ đắc lực, hiệu quả của các cấp, các ngành, cơ quan chuyên môn của huyện, chỉ đạo quyết liệt của xã và sự vào cuộc quyết liệt của chi bộ, ban quản lý xóm trong việc tuyên truyền, hỗ trợ người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thay đổi tư duy sản xuất; phá vỡ thế độc canh của cây ngô, cây sắn, đưa các loại cây trồng, giống mới có năng suất, giá trị cao vào sản xuất đã tạo sức bật mới cho Khuộc.

 Với lợi thế về đất đai bằng phẳng, màu mỡ, khí hậu mát lành, phù hợp với các loại cây có múi, được sự hỗ trợ, giúp đỡ của các cấp, các ngành, nhiều hộ dân trong xóm đã chủ động học hỏi, ứng dụng KHKT trong nuôi trồng các loại cây, con mới có giá trị kinh tế, như cây cam, bưởi Diễn. Với cây cam, năm 2020, gia đình bà Nguyễn Thị Năm đã có nguồn thu trên 250 triệu đồng. Đây là một trong số những hộ có mức thu nhập cao nhất xóm ở thời điểm đó. Tuy vậy, sau gia đình bà Năm đã có hàng chục hộ gia đình trong xóm đạt mức thu nhập từ 250 triệu đồng/năm trở lên từ  trồng cam, bưởi, như gia đình các ông: Triệu Văn Hà, Triệu Văn Thành, Bùi Văn Vân...

Không chỉ vươn lên làm giàu nhờ chuyển đổi thành công các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, thời gian qua, xóm Khuộc còn được biết đến là một trong những địa bàn cung cấp các loại vật nuôi như bò, gà, dê thương phẩm có tiếng ở Lương Sơn, được nhiều tư thương biết đến. Điều khiển chiếc xe tải 2,5 tấn vượt con dốc xuyên qua đỉnh núi Mằn Nhò, anh Nguyễn Huy Hoàng, một tư thương ở phố Xốm, Hà Đông (Hà Nội) chia sẻ: Sau khi tìm hiểu được biết, nhiều hộ dân ở xóm Khuộc đầu tư nuôi gà theo hình thức chăn thả với quy mô lên tới hàng nghìn con, có chất lượng đảm bảo, tôi thường xuyên đến đây nhập hàng mang về Hà Nội bán. Ngoài đảm bảo về số lượng nguồn hàng thì chất lượng gà thịt thương phẩm do người dân xóm Khuộc chăn nuôi cũng được đánh giá cao. Từ việc chuyển đổi tư duy, mạnh dạn đầu tư cho sản xuất, đến nay đã có nhiều hộ từng bước vươn lên thoát nghèo, thậm chí trở thành những hộ khá giả có "bát ăn, bát để”. Điển hình như gia đình ông Nguyễn Hữu Hạnh đầu tư chăn nuôi và xuất bán khoảng 10.000 con gà thịt/năm; gia đình ông Nguyễn Hữu Mừng, nuôi và xuất bán khoảng 5.000 con gà thịt/năm. Nhiều gia đình đã tận dụng lợi thế về đồng đất để kết hợp giữa chăn nuôi gia súc với trồng cam, bưởi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bình quân mỗi năm đạt nguồn thu từ 250 triệu đồng trở lên.

Nhờ phát triển kinh tế đúng hướng, đến nay, đời sống của người dân xóm Khuộc đã được cải thiện, nâng cao. Theo thống kê, trong năm 2022, cả xóm có 88% hộ đạt gia đình văn hóa. Trong đó, có 20 hộ đạt gia đình văn hóa 3 năm liên tục. Kinh tế phát triển đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Hiện, trên 60% nhân khẩu của xóm tham gia BHYT; 100% trẻ trong độ tuổi đi học được đến trường; 100% hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh; thu nhập bình quân của xóm đạt 35 triệu đồng/người...

Theo trưởng xóm Bùi Văn Tưởng, điều đáng mừng, đáng nói nhất là năm 2022, qua rà soát, điều tra hộ nghèo và cận nghèo cả xóm chỉ còn 9 hộ. Với tinh thần "tương thân, tương ái”, trong thời gian tới, xóm sẽ vận động các hộ gia đình tập trung hỗ trợ, giúp đỡ các hộ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên. Trong đó, phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của các đảng viên, chi bộ xóm sẽ trực tiếp giao nhiệm vụ cho đảng viên giúp đỡ các hộ phát triển sản xuất, hỗ trợ, giúp về vốn, giống, kinh nghiệm sản xuất để hộ nghèo có điều kiện vươn lên thoát nghèo trong tương lai gần... 


Mạnh Hùng

Các tin khác


Phát huy nhân tố chính trị, tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ trong xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) đã qua 70 năm nhưng bài học quý giá về phát huy nhân tố chính trị, tinh thần (CT, TT) vẫn nguyên giá trị. Đây cũng là nhân tố được vận dụng sáng tạo, hiệu quả vào thực tiễn xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu. Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng ĐBP, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trò chuyện với Đại tá Quách Đăng Phú, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh về nội dung này.

Quy định của Bộ Chính trị về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW (ngày 23/4/2024) quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ (Quy định số 142).

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Chiến thắng Hòa Bình góp phần quan trọng cùng quân và dân cả nước làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

                             NGUYỄN PHI LONG

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy 

Tỉnh Hòa Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cầu nối giữa vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hòa Bình là hậu cứ của chiến trường Chiến khu II, Liên khu III, là hành lang giao thông chiến lược giữa Liên khu III, Liên khu IV với Việt Bắc, Tây Bắc.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Đà Bắc

Sáng 4/5, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Đà Bắc. Đoàn ĐBQH tỉnh gồm các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn; Nguyễn Cao Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục