Phong trào văn nghệ quần chúng góp phần nâng cao đời sống văn hóa ở cơ sở.

Phong trào văn nghệ quần chúng góp phần nâng cao đời sống văn hóa ở cơ sở.

(HBĐT) - Nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng, Đảng, Nhà nước, các ban, ngành, đoàn thể đã ban hành nhiều phong trào thi đua, có những phong trào mang tính thời điểm lịch sử, nhưng cũng có phong trào xuyên suốt, điển hình như phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá".

 

Đó là một trong những phong trào hợp ý Đảng, lòng dân vì vậy luôn có được sự chỉ đạo sát sao, cụ thể và thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân thuộc mọi dân tộc trong tỉnh đồng tình hưởng ứng. Sức lan toả của phong trào ngày càng sâu rộng.

 

Toàn tỉnh có 29 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó có 6 dân tộc chính là Kinh, Mường, Thái, Tày, Dao, Mông. Do đặc thù của mỗi dân tộc có những phong tục, tập quán và tín ngưỡng riêng vì vậy việc thể chế phong trào xây dựng đời sống văn hoá  đã làm nên một bức tranh muôn màu, muôn sắc.

 

Qua 15 năm  triển khai, thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá", được sự đồng thuận của nhân dân, đến nay đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng phát triển, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc, những giá trị truyền thống được bảo tồn và phát huy. Số lượng làng bản, khu dân cư, cơ quan, đơn vị đăng ký xây dựng danh hiệu văn hoá và được công nhận đạt danh hiệu ngày càng được nâng lên cả về chất và lượng.

 

Triển khai thực hiện từ năm 1995, toàn tỉnh có 2 đơn vị được chọn để xây dựng mô hình điểm làng văn hoá là xóm Ao Trạch xã Dân Hoà (Kỳ Sơn) và xóm Đằm xã Dân Chủ (TPHB), đến nay, số làng bản, khu dân cư đăng ký đạt danh hiệu  văn hoá đã lên tới con số hàng nghìn. Trong năm 2009, toàn tỉnh có 1.414/ 2.064 làng bản, tổ dân phố đăng ký xây dựng danh hiệu làng văn hoá, đạt tỷ lệ 68,5%; 128.364/173.870 hộ gia đình đăng ký xây dựng gia đình văn hoá, đạt 73%; 466/542 cơ quan, đơn vị, đăng ký đạt danh hiệu cư quan văn hoá; 521/658 trường học đăng ký đạt danh hiệu trường học văn hoá, tương ứng với tỷ lệ 79%.

 

Thêm một làng văn hoá là bớt đi một ngôi làng thất học, nghèo đói, lạc hậu, mê tín dị đoan, bất ổn về ANTT... thay vào đó là những ưu điểm được phát huy như tinh thần đoàn kết xóm làng, đường làng ngõ xóm luôn được giữ gìn phong quang, sạch đẹp, đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao.

 

Xây dựng đời sống văn hoá, ngoài việc đẩy mạnh phát triển kinh tế để nâng cao mức sống người dân cũng quan tâm nhiều hơn tới việc nâng cao đời sống tinh thần. Với hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm, đến nay toàn tỉnh đã có 1.226/2.064 xóm, bản, KDC có nhà văn hóa để làm nơi gặp gỡ, giao lưu hội họp. Và có 1.220 xóm, bản duy trì được đội văn nghệ thường xuyên tập luyện để sẵn sàng biểu diễn trong các dịp lễ tết, các ngày kỷ niệm của Đảng, Nhà nước, của địa phương. Đến nay, đã có 74,2% số thôn, bản, KDC của tỉnh dành đất để làm điểm vui chơi thể thao, 80% cơ quan doanh nghiệp có sân bãi dành cho việc luyện tập TD-TT. Phong trào văn nghệ, thể thao quần chúng phát triển đã góp phần tăng cường tinh thần đoàn kết xóm làng, hạn chế và đẩy lùi TNXH. Năm 2009, hầu hết các KDC trong toàn tỉnh đã tổ chức được ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tưng bừng, sôi nổi bao gồm cả phần lễ và phần hội. Phần lễ là các hoạt động biểu dương gia đình, làng bản, KDC văn hoá, còn phần hội là các hoạt động văn hoá, văn nghệ, TD-TT. 

 

Sức lan toả sâu, rộng của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đã góp phần phát huy được những giá trị truyền thống của mỗi gia đình đình trong cộng đồng dân cư, tạo sự hoà thuận, đoàn kết trong xóm làng hướng tới xây dựng một xã hội văn minh với những chuẩn mực văn hoá của người việt trong mọi thời đại.

 

                                                                                Thuý Hằng

 

Các tin khác


Khơi dậy niềm tự hào dân tộc trong đoàn viên, thanh niên

Thời gian qua, tuổi trẻ trong tỉnh sôi nổi tổ chức các hoạt động thiết thực, ý nghĩa hưởng ứng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Đây là dịp để mỗi bạn trẻ được tìm hiểu, khơi dậy niềm tự hào về một thời hào hùng của cha ông, đồng thời phát huy tinh thần trách nhiệm đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Xã Kim Bôi xây dựng “Chính quyền thân thiện vì nhân dân phục vụ”

Sau gần 1 năm triển khai mô hình "Chính quyền thân thiện vì nhân dân phục vụ”, xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi đã tạo chuyển biến tích cực. Trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị trong việc thực hiện các nhiệm vụ được nâng cao, đổi mới lề lối, tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức địa phương, được nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.

Thông cáo báo chí số 4 Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Buổi chiều thứ tư, ngày 22/5/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ ba của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Huyện uỷ Lạc Thuỷ: Sơ, tổng kết 3 kết luận, nghị quyết, chương trình hành động của Trung ương và tỉnh  

Ngày 21/5, Huyện uỷ Lạc Thuỷ tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của BCH T.Ư Đảng về "Xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước". Tổng kết 15 năm thực hiện Chương trình hành động số 18-CTr/TU của BTV Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về "Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới.”

[Infographic] Danh sách 16 Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII

Sau khi bầu bổ sung 4 Ủy viên Bộ Chính trị tại Hội nghị Trung ương 9, khóa XIII hiện có 16 Ủy viên Bộ Chính trị.

Thượng tướng Trần Quốc Tỏ được giao điều hành hoạt động Bộ Công an

Ngày 22/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 439/QĐ-TTg về việc giao điều hành hoạt động của Bộ Công an.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục