Đội ngũ cán bộ ngành Y tế đã khẳng định được vai trò của mình trong công tác chuyên môn
(Ảnh : Cán bộ nữ Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, TPHB thử nghiệm mẫu phụ gia tại nhà hàng V'Start (TPHB))

Đội ngũ cán bộ ngành Y tế đã khẳng định được vai trò của mình trong công tác chuyên môn (Ảnh : Cán bộ nữ Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, TPHB thử nghiệm mẫu phụ gia tại nhà hàng V'Start (TPHB))

(HBĐT) - Những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, đội ngũ cán bộ nữ tỉnh ta ngày càng có nhiều tiến bộ. Nhiều nữ cán bộ giữ cương vị chủ chốt trong công tác lãnh đạo trên các lĩnh vực quản lý.

 

Vai trò và địa vị của cán bộ nữ trong các cơ quan Đảng, Nhà nước ở địa phương không ngừng được nâng cao, bước đầu đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, góp phần tạo nên những chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực KT-XH của tỉnh. Bà Bùi Hiền Dung, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh cho biết: Toàn tỉnh có 84 cán bộ, công chức có học hàm, học vị thì có đến 45 cán bộ nữ. Trong tổng số 320 cán bộ, công chức cấp phó các sở, ngành và tương đương trở lên đang công tác tại các sở, ban, ngành, tổ chức CT-XH cấp tỉnh có 22 cán bộ nữ. Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia cấp uỷ nhiệm kỳ 2005 – 2010 của toàn tỉnh chiếm 15,13%. Công tác phát triển đảng viên nữ được quan tâm với 3.694/9.281 đảng viên trong tỉnh, chiếm 39,8%. Riêng năm 2009 kết nạp 804 đảng viên nữ, chiếm 37,7%. Điểm nổi bật của nữ cán bộ, nhất là nữ tri thức là có tinh thần trách nhiệm cao, trung thực, thẳng thắn, khiêm tốn, biết lắng nghe, dân chủ trong lãnh đạo và quản lý, có khả năng thuyết phục, tác phong sâu sát, liêm khiết, tiết kiệm.    

 

Có được kết quả đó là nhờ những Nghị quyết của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp trong tỉnh, đặc biệt là Chỉ thị 37 của Ban Bí thư, Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị về công tác cán bộ nữ. Nhưng điều quan trọng là sự khắc phục khó khăn vươn lên của chính đội ngũ cán bộ nữ. Trong điều kiện của một tỉnh miền núi và trước những biến động của hoàn cảnh mới, nhiều chị đã rèn luyện được bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lý tưởng XHCN, có tinh thần phấn đấu cho sự nghiệp đổi mới của Đảng. Các chị đã tích cực, chủ động vừa làm vừa học, nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn nghiệp vụ, thích ứng dần với cơ chế quản lý mới. Chị Nguyễn Thị Minh Phương, Phó GĐ Chi cục Dân số (Sở Y tế) ngày nào cũng phải dậy sớm dọn dẹp nhà cửa, cho hai con nhỏ ăn sáng, đưa đến trường rồi mới đi làm. Hết giờ hành chính lại tiếp tục công việc gia đình nấu cơm, rửa bát. Mặc dù vậy, chị vẫn cố gắng hoàn thành chương trình học thạc sỹ y khoa của mình và làm tốt công tác quản lý ở cơ quan. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, hầu hết những cán bộ nữ phải cố gắng gấp đôi.  

 

Tuy nhiên, để thực sự đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới thì vấn đề chất lượng và cơ cấu của đội ngũ cán bộ nữ tỉnh ta vẫn còn nhiều bất cập. Tỷ lệ nữ tham gia trong các cấp uỷ và cơ quan quản lý Nhà nước còn thấp, chưa tương xứng với lực lượng lao động và đóng góp của chị em. Công tác qui hoạch và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chưa được quan tâm, tạo điều kiện đúng mức. Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia cấp uỷ nhiệm kỳ 2005 – 2010 là 15,14%; trong BCH Tỉnh uỷ 14,29%; BCH huyện, Thành uỷ 15,92%; BCH Đảng uỷ xã, phường, thị trấn 16,05%. Trong các cấp chính quyền Nhà nước, tỷ lệ nữ đại biểu HĐND 3 cấp khoá 2004 – 2009 là 23,03%; tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo quản lý các sở, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh chiếm 14,18%. Công tác quy hoạch cán bộ nữ vào các chức danh trưởng, phó sở, ban, ngành, UVBTV, BCH và các chức danh chủ chốt cấp huyện, Đảng bộ trực thuộc Tỉnh uỷ chỉ chiếm 14,43%. Trên thực tế, tỷ lệ nữ tham gia cấp uỷ càng ở cấp cao càng giảm.

 

Bà Bùi Hiền Dung cho rằng, nguyên nhân là do chưa tham mưu xây dựng được các chính sách đặc thù giới cho đối tượng là cán bộ nữ. Do vậy, chị em còn nhiều thiệt thòi, nhất là trong qui hoạch, đào tạo và các chế độ tiền lương… Mặt khác, định kiến giới vẫn còn tồn tại ở nhiều cấp, ngành, địa phương, gia đình. Cơ hội được tham gia đào tạo để nâng cao trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đối với cán bộ nữ vẫn khó khăn. Vẫn còn quan niệm những việc nhà như nấu nướng, dọn dẹp, chăm sóc con cái là công việc của phụ nữ. Do vậy, khối lượng không cân bằng là một trong những chỉ số bất lợi cho phụ nữ khi vừa phải thu xếp công việc gia đình, vừa phải lo toan đảm đương công việc. Tuổi tác cũng là một rào cản. Với bổn phận của người vợ, người mẹ, không ít chị chỉ có thể tham gia, đóng góp tích cực cho xã hội khi đã ngoài 40 tuổi. 

 

Để giúp cho cán bộ nữ có thể khẳng định được vị thế của mình trên nhiều lĩnh vực, nhất là ở cương vị cao hơn, theo bà Bùi Hiền Dung, cần quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết về công tác cán bộ nữ sâu rộng trong cán bộ lãnh đạo. Xây dựng tốt công tác qui hoạch, đào tạo đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ nữ của cấp mình, ngành và đơn vị mình. Phối hợp với Đảng, Đoàn, Hội LHPN tỉnh trong công tác qui hoạch, tạo nguồn cán bộ nữ. Việc tạo nguồn cần hướng vào số cán bộ nữ đã được đào tạo cơ bản, trải qua rèn luyện, thử thách, có phẩm chất đạo đức tốt, đội ngũ tri thức và số học sinh, sinh viên giỏi, có triển vọng tại các trường T.Ư, địa phương. Định kỳ rà soát, đánh giá và có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, chú trọng cán bộ nữ công tác ở cơ sở, vùng sâu, vùng xa. Có chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với cán bộ nữ trong việc tạo điều kiện học tập, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và hỗ trợ thích hợp, nhất là với những chị em đang nuôi con nhỏ... Tuy nhiên, phụ nữ cũng cần nỗ lực phấn đấu, nâng cao phẩm chất, trình độ mọi mặt, tự khẳng định mình, biết kết hợp hài hòa giữa công việc gia đình và công tác xã hội.  

 

                                                                                              Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Yên Thủy

Sáng 6/5, tại xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm các đồng chí; Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn đã tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Yên Thủy. Dự hội nghị TXCT có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Đổi mới công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi, thời gian qua, công tác dân vận ở vùng ĐBDTTS được hệ thống chính trị các cấp của tỉnh chú trọng thực hiện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục