Nhờ hình thức giáo dục hòa nhập, nhiều em nhỏ khuyết tật tại huyện Mai Châu đã được đến trường hòa nhập với bạn bè

Nhờ hình thức giáo dục hòa nhập, nhiều em nhỏ khuyết tật tại huyện Mai Châu đã được đến trường hòa nhập với bạn bè

(HBĐT) - Với 66 trẻ em bị khuyết tật về thể chất và trí não, Mai Châu được xem là một trong những địa bàn có số trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cao trong tỉnh. Trong những năm qua, để góp phần giúp đỡ những em nhỏ không may mắn ấy, mô hình chăm sóc trẻ khuyết tật tại cộng đồng đang được Mai Châu nỗ lực thực hiện.

 

Ông Mạc Trọng Thơ, Phó trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Mai Châu cho biết: để có được những thông tin chính xác nhằm giúp đỡ các em quả không hề đơn giản nếu chỉ dựa vào cán bộ cơ sở của mình. Tại nhiều xã vẫn còn tình trạng “để xót” đối tượng.  Mặt khác, đối với những trẻ em khuyết tật nhẹ sẽ rất bất công nếu em đó không được đến trường, hoà nhập với bạn bè. Không thể để các em thiệt thòi mãi được, mô hình chăm sóc trẻ em hoà nhập cộng đồng bắt đầu từ đấy.

 

Những ngày đầu triển khai mô hình gặp không ít khó khăn khi các kênh thông tin tìm nguồn trợ giúp cho các em đều không có, nhận thức của cộng đồng còn nhiều hạn chế và đặc biệt nguồn kinh phí để hỗ trợ các em rất eo hẹp.  Mai Châu đã mạnh dạn triển khai cuộc vận động “đỡ đầu trẻ mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em tàt tật’ đến tất cả các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trong huyện. Chính từ cuộc vận động này, nhiều kênh thông tin nhân đạo đã đến với trẻ em tàn tật của huyện, không chỉ hỗ trợ về vật chất mà đã giúp các em vững vàng hơn trong cuộc sống.  Nhờ đó, toàn bộ 66 trẻ em khuyết tật vận động và khuyết tật trí não ở huyện đã được quan tâm khám chữa bệnh bằng nhiều nguồn hỗ trợ khác nhau.

 

Ngần Thị Tiên, xóm Chiềng Châu, xã Chiêng Châu là một trong những em nhỏ được trợ giúp từ hoạt động này. Tiên bị dị tật ở tay từ khi mới chào đời. 7 năm cắp sách đến trường với Tiên là một sự nỗ lực không ngừng nghỉ bởi đôi tay em bị co quắp thật khó để cầm bút nhưng giờ đây được sự hỗ trợ của cộng đồng, em đã tự tin mỗi khi đến lớp bởi đôi bàn tay em đã hoàn toàn lành lặn qua hai lần phẫu thuật. Tương tự như Tiên, trong năm mới này, Hà Thị Phương Thảo, tiểu khu IV, thị trấn Mai Châu và Bùi Gia Hưng ở xóm Chiềng Sại, xã Chiềng Châu đã tìm lại được nụ cười sau hai lần phẫu thuật thành công.  

 

Để có thể giúp đỡ trẻ tàn tật hiệu qủa hơn, Mai Châu cũng đã đẩy mạnh các hoạt động  xây dựng quỹ bảo trợ chăm sóc trẻ em. Nhờ tích cực vận động, toàn huyện đã quyên góp được 65 triệu đồng. Nguồn quỹ được sử dụng chủ yếu nhằm hỗ trợ cho các em học sinh nghèo vượt khó học giỏi, hỗ trợ thêm kinh phí để các em khuyết tật đi khám chữa bệnh, hỗ trợ kinh phí để các em mồ côi tiếp tục đến trường. Từ đầu năm đến nay, đã có 3 em nhỏ tàn tật được hỗ trợ đi phẫu thuật hở hàm ếch.

 

Nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về trách nhiệm giúp đỡ trẻ em tàn tật, trẻ mồ côi, huyện đã tích cực tuyên truyền vận động và triển khai giáo dục hòa nhập tại cộng đồng. Với hình thức này, nhiều em nhỏ khuyết tật đã được học tập tại các trường học phổ thông và tham gia các hoạt động xã hội như các bạn cùng trang lứa. Theo ông Thơ, mô hình mới được triển khai trên địa bàn huyện, nhưng đã cho thấy hình thức giáo dục này các em khuyết tật có khả năng phát triển tốt hơn khi được sống trong môi trường gia đình, không bị tách rời cộng đồng. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để giáo dục các em nhỏ bình thường về lòng nhân ái, biết thông cảm với những thiệt thòi của bạn mình để có những hành động giúp đỡ thiết thực.

 

Hiện nay, hơn 60% trẻ em khuyết tật  ở Mai Châu đang tiếp tục tham gia mô hình này. Tuy nhiên để mô hình này hiệu quả không thể chỉ trông chờ vào cán bộ làm công tác trẻ em, các thầy cô giáo trong nhà trường mà hơn hết cần có sự quan tâm của các bậc phụ huynh và đặc biệt là sự giúp sức của cả xã hội.   

 

 

                                                                                     Đinh Hoà

 

Các tin khác


Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Yên Thủy

Sáng 6/5, tại xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm các đồng chí; Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn đã tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Yên Thủy. Dự hội nghị TXCT có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Đổi mới công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi, thời gian qua, công tác dân vận ở vùng ĐBDTTS được hệ thống chính trị các cấp của tỉnh chú trọng thực hiện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục