Được Nhà nước quan tâm đầu tư các hộ dân xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) đã có nước sạch phục vụ sinh hoạt và đợi sống

Được Nhà nước quan tâm đầu tư các hộ dân xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) đã có nước sạch phục vụ sinh hoạt và đợi sống

(HBĐT) - Năm 2010 là năm cuối cùng thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia NS&VSMTNT giai đoạn 2006-2010. Để hiểu rõ hơn những kết quả và định hướng của tỉnh trong việc thực hiện Chương trình trong thời gian tới, HBĐT đã có cuộc phóng vấn đồng chí Bùi Ngọc Đảm, TVTU, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ chương trình mục tiêu Quốc gia NS&VSMTNT tỉnh.

 

 

PV: Thưa đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh, xin đồng chí đánh giá những kết quả đạt được của tỉnh ta trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia NS&VSMTNT thời gian vừa qua?

 

Đ.C Bùi Ngọc Đảm: NS & VSMTNT là một Chương trình mục tiêu Quốc gia được Đảng, Nhà nước, Chính phủ đặc biệt quan tâm. Ngày 11/12/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 277/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia NS&VSMTNT giai đoạn 2006 -2010. Mục tiêu chung của Chương trình là nâng cao điều kiện sống cho người dân nông thôn thông qua cải thiện các dịch vụ cấp nước sạch, vệ sinh. Nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của cộng đồng về bảo vệ môi trường, vệ sinh công cộng và vệ sinh cá nhân. Giảm tác động xấu do điều kiện cấp nước và vệ sinh kém gây ra đối với sức khoẻ của dân cư nông thôn và giảm thiểu tình trạng ô nhiễm.

 

Để đạt được mục tiêu đó, năm 2009, tỉnh ta tiếp tục đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ, xây dựng cơ chế chính sách, phát triển năng lực, tập trung củng cố mối liên kết giữa các bên có liên quan, lồng ghép thực hiện các Chương trình, dự án, phát huy nội lực của dân cư nông thôn, lựa chọn xây dựng mô hình cấp NS & VSMTNT phù hợp với khả năng tài chính và nhu cầu của người sử dụng. Đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực cấp NS & VSMTNT. Tăng cường các hoạt động thông tin - giáo dục - truyền thông vào việc huy động người dân thực hiện tốt các hành vi vệ sinh, giữ gìn  môi trường trong sạch, quản lý khai thác có hiệu quả các công trình cấp nước, nhà tiêu vệ sinh với sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhà nước. Trong năm 2009, từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu Quốc gia, công sức, tiền của do nhân dân đóng góp, cùng các nguồn vốn của các Chương trình Dự án và kinh phí hỗ trợ của các tổ chức quốc tế… Toàn tỉnh đã đầu tư  37.829 triệu đồng cho lĩnh vực NS&VSMTNT,  Rrêng Trung tâm NSH&VSMTNT, đơn vị trực tiếp thực hiện nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình mục tiêu Quốc gia  đã  đầu tư 24.900 triệu đồng xây dựng 10 dự án cung cấp nước tập trung, 10 công trình nhà vệ sinh trường học, mở được 21 lớp tập huấn, 1 cuộc hội thảo về Bộ chỉ số theo dõi đánh giá NS&VSMTNT theo Quyết định số 05 của Bộ trưởng Bộ NN%PTNT, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật xây dựng hố tiêu và hố xử lý chất thải chăn nuôi, công tác quản lý vận hành, bảo dưỡng các công trình cấp nước  cho đội ngũ cán bộ chủ chốt các xã, thị trấn, các thôn bản ở các huyện trong tỉnh. Xây dựng 208 mô hình nhà tiêu hợp vệ sinh tại xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn). Phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội thi tìm hiểu về NS&VSMT với gần 60 thí sinh của 3 huyện Lạc Sơn, Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ tham gia. In ấn, cấp phát 100.000 tờ gấp,  10.000 áp phích, 2.800 cuốn bản tin, 10.000 cuốn sách mỏng về NS&VSMT. Duy trì đều đặn chuyên mục NS&VSMTNT trên Báo Hòa Bình, Đài PT-TH tỉnh và một số cơ quan báo chí TƯ. Thực hiện công tác theo dõi và đánh giá, điều tra thu thập số liệu về NS&VSMT tại 79 xã của 4 huyện trong tỉnh.

 

Đặc biệt từ 20 lớp tập huấn về điều tra thu thập, tổng hợp số liệu về Bộ chỉ số theo dõi và đánh giá NS&VSMTNT cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện và cán bộ thống kê, cán bộ y tế thôn bản, trưởng thôn bản của 79 xã thuộc các huyện Lạc Sơn, Lạc Thuỷ, Tân Lạc, Yên Thuỷ. Đây là cơ sở quan trọng để tiếp tục hoạch định và triển khai thực Chương trình mục tiêu Quốc gia NS&VSMTNT đạt hiệu quả cao.

 

Bên cạnh đó, các ngành Y tế, Giáo dục - Đào tạo cũng tích cực thực hiện các nội dung theo sự phân công của BCĐ tỉnh như: tổ chức tuyên truyền tại các trường học, xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh tại hộ và các trạm y tế, tập huấn cho cán bộ y tế và giáo viên làm công tác tuyên truyền, in ấn cấp phát tờ rơi tại các trường học và khu dân cư… Các hoạt động đó đã góp phần quan trọng đưa tỷ lệ người dân nông thôn được cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh của tỉnh hiện đạt 76%, tỷ lệ hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 46,7%, tỷ lệ hộ có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh đạt 25%, vệ sinh. Qua đó đã góp phần làm thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn, xây dựng nếp sống văn hóa văn minh, nâng cao dân trí và chất lượng cuộc sống đi đôi với bảo vệ giữ gìn vệ sinh cảnh quan môi trường ngày càng trở nên xanh - sạch - đẹp.

 

PV: Xin đồng chí cho biết những giải pháp để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia NS& VSMTNT ở tỉnh ta trong năm 2010 và những năm tiếp theo thế nào?

 

Đ.C Bùi Ngọc Đảm: Những kết quả và chuyển biến tích cực trong lĩnh vực NS&VSMTNT của tỉnh ta đã đạt được trong những năm qua rất đáng khích lệ và cần tiếp tục được nhân rộng. Tuy nhiên, trong thực tế vần còn một số tồn tại, đó là: chất lượng nước nhìn chung còn thấp, chưa đạt yêu cầu đặt ra. Nhiều nơi đang diễn ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước do chất thải chăn nuôi, làng nghề, hoá  chất sử dụng trong công nghiệp… ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ nhân dân. Việc cấp nước sạch chưa đồng đều ở các vùng. Tính bền vững của các thành quả đạt được về cấp nước chưa cao. Việc quản lý khai thác hiệu quả và bền vững công trình cấp nước tập trung còn yếu, dẫn đến một số công trình bị xuống cấp. Phương pháp , công nghệ xử lý rác thải, nước thải tập trung ở nông thôn đang là vấn đề bức xúc.

 

Để Chương trình mục tiêu Quốc gia NS&VSMTNT ở tỉnh ta được thực hiện có hiệu quả cần tập trung thực hiện các giải pháp chính là: Tăng cường công tác lãnh đạo chỉ đạo ở các cấp, từ tỉnh đến các xã, phường, thị trấn, đặc biệt là các sở, ban, ngành, đoàn thể là thành viên BCĐ tỉnh và chính quyền các cấp trong việc triển khai thực hiện Chương trình. Đẩy mạnh xã hội hóa, phát triển mạnh mẽ thị trường NS&VSMTNT. Tăng cường công tác thông tin - giáo dục - truyền thông và sự tham gia của cộng đồng. Thường xuyên rà soát, đánh giá, bổ sung cập nhật kịp thời quy hoạch tổng thể và chi tiết về cấp nước và VSMT trên phạm vi toàn tỉnh. Tăng cường phân cấp, đồng thời có cơ chế kiểm tra, giám sát để đảm bảo thực hiện có hiệu quả Chương trình. Huy động sự tham gia của cộng đồng, đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch trong quá trình triển khai thực hiện các công trình, dự án. Tăng cường tính pháp lý và chế tài xử phạt đối  với các vi phạm trong hoạt động cấp NS&VSMTNT. Thực hiện lồng ghép nguồn vốn của các chương trình, dự án khác trên địa bàn để thực hiện chương trình có hiệu quả. Ưu tiên phân bổ nguồn vốn một cách phù hợp. Tăng cường công tác quản lý khai thác các công trình cấp nước sau đầu tư. Chú trọng công tác kiểm tra giám sát đảm bảo chất lượng các công trình. Đa dạng hóa các loại hình công nghệ cấp nước phù hợp với điều kiện tự nhiên KT-XH của từng địa bàn, đảm bảo phát triển bền vững. Lựa chọn và phát triển các loại hình nhà tiêu hộ gia đình, trường học, nơi công cộng đảm bảo hợp vệ sinh, phù hợp với nhu cầu sử dụng, tập quán, văn hóa của nhân dân địa phương. Chú trọng nâng cao năng lực thực hành, đáp ứng yêu cầu vận hành công trình, ưu tiên đào tạo công nhân, cán bộ bảo trì, vận hành tại cơ sở.

  

PV: Xin cảm ơn đồng chí?

 

                                                                    Đức Phượng

                                                                      (thực hiện)

 

Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh: Khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động tỉnh

Chiều 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh.

Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục