Quang cảnh tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng

Quang cảnh tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng

Thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH Ðại hội lần thứ VII của Ðảng tiến hành từ ngày 24 đến 27-6-1991, tại Hà Nội. Dự Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Ðảng, có 1.176 đại biểu thay mặt hơn 2 triệu 155 nghìn đảng viên trong cả nước. Ðại hội khẳng định công cuộc đổi mới đất nước đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng. Tình hình chính trị đất nước ổn định, nền kinh tế có những chuyển biến tích cực; đạt được những tiến bộ rõ rệt trong việc thực hiện các mục tiêu của ba chương trình kinh tế.

 

Bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; dân chủ xã hội ngày càng được phát huy, đời sống nhân dân bước đầu ổn định, quốc phòng được giữ vững, an ninh quốc gia được bảo đảm, mở rộng quan hệ quốc tế... Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn nhiều yếu kém và khó khăn; nhiều vấn đề kinh tế, xã hội nóng bỏng chưa được giải quyết. Tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp, nhất là những biến động xảy ra ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Ðông Âu... Tổng kết kinh nghiệm bước đầu về tiến hành công cuộc đổi mới, Ðại hội khẳng định, phải giữ vững định hướng XHCN trong quá trình đổi mới. Ðổi mới toàn diện, đồng bộ và triệt để nhưng phải có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phải đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước về kinh tế - xã hội. Phát huy dân chủ đúng hướng và có bước đi vững chắc, phù hợp với tình hình chính trị, xã hội nói chung. Dự báo tình hình, kịp thời phát hiện và giải quyết đúng đắn những vấn đề mới nảy sinh trên tinh thần kiên định thực hiện đường lối đổi mới; tăng cường tổng kết thực tiễn và không ngừng hoàn chỉnh lý luận về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Ðại hội thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000; Báo cáo xây dựng Ðảng và sửa đổi bổ sung một số điểm trong Ðiều lệ Ðảng. Cương lĩnh đã khái quát quá trình cách mạng và bài học kinh nghiệm. Cương lĩnh xác định quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một quá trình lâu dài, trải qua nhiều chặng đường; trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, cần nắm vững bảy phương hướng cơ bản sau: Một là, xây dựng Nhà nước XHCN, Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Ðảng Cộng sản lãnh đạo. Thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân. Hai là, phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Ba là, phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu. Bốn là, trong lĩnh vực tư tưởng và văn hóa lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng trong đời sống tinh thần xã hội. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại. Năm là, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, tập hợp mọi lực lượng phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh. Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước. Sáu là, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Bảy là, xây dựng Ðảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức ngang tầm nhiệm vụ. Cương lĩnh nêu rõ: 'Toàn Ðảng, toàn dân tiếp tục nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao lại cho thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau'. Ðây là lần đầu tiên Ðại hội thông qua Cương lĩnh vạch ra quan niệm về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên CNXH của nước ta, Cương lĩnh đã định hướng cho những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ hoàn thiện vai trò lãnh đạo chính trị của Ðảng đối với xã hội và tăng cường hơn nữa cơ sở khoa học của các quyết định lớn của Ðảng.

Ðại hội đã quyết định phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu trong 5 năm 1991-1995: Mục tiêu tổng quát của 5 năm tới là vượt qua khó khăn, thử thách, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường ổn định chính trị, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội, đưa nước ta cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng hiện nay. Các mục tiêu cụ thể là: Tiếp tục kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, giữ vững và phát triển sản xuất, bắt đầu có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế; Tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, giảm mạnh nhịp độ tăng dân số; Ổn định và từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Bảo đảm tiền lương tối thiểu đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của người lao động, ngăn chặn thu nhập phi pháp và bất công. Tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Ðảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân, đổi mới tổ chức và cán bộ. Bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự và an toàn xã hội, bảo vệ thành quả cách mạng.

Ðại hội bầu BCH T.Ư gồm 146 đồng chí. BCH Trung ương bầu Bộ Chính trị gồm 13 đồng chí, Ban Bí thư gồm 9 đồng chí. Ðồng chí Ðỗ Mười được bầu làm Tổng Bí thư của Ðảng. Các đồng chí: Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Ðồng, Võ Chí Công được giao trọng trách Cố vấn BCH T.Ư Ðảng.

 

                                                                                      Theo ND

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Yên Thủy

Sáng 6/5, tại xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm các đồng chí; Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn đã tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Yên Thủy. Dự hội nghị TXCT có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục