Các em học sinh xã Tiền Phong (Đà Bắc) phải đến trường khi trời còn chưa sáng.

Các em học sinh xã Tiền Phong (Đà Bắc) phải đến trường khi trời còn chưa sáng.

(HBĐT) - Với chuẩn mới về hộ nghèo, xã Tiền Phong (Đà Bắc) hiện có đến hơn 65%. Con số này đã phản ánh những khó khăn của xã trong nỗ lực cải thiện đời sống, đưa người dân từng bước thoát nghèo bền vững.

 

“Với Tiền Phong, hiện tại chỉ có thể nói là nỗ lực để giảm nghèo, chưa thể thoát nghèo được, bởi đời sống người dân ở đây còn quá khó khăn. Cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, hầu hết dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, cuộc sống gắn liền với nương rẫy là chính nên khó để có thể phát triển kinh tế ” Đồng chí Hà Văn Kính, Phó Bí thư Đảng ủy xã Tiền Phong chia sẻ.

Là xã 135, hệ thống giao thông đi lại chưa hoàn thiện, hình thức canh tác còn lạc hậu nên đời sống của người dân nơi đây đang gặp phải vô vàn khó khăn. Đã có thời, Tiền Phong gần như biệt lập với thế giới bên ngoài bởi con đường vào xã chỉ là những lối mòn trên những sườn đồi, núi. Cách duy nhất để thông thương với bên ngoài là đường thuỷ. Năm 2007, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, con đường vào xã được mở từ xã Hiền Lương vào Tiền Phong. Tuy nhiên, đường cũng chỉ kéo dài được đến xóm Phiếu là bị “cắt”, đoạn còn lại kéo dài từ đây vào đến UBND xã phải mất 4 km và đến xóm Mực, là xóm cuối cùng của xã phải mất 18 km đường đất, đá, khó đi. Cuộc sống của bà con chủ yếu dựa vào nương, rẫy để trồng ngô, trồng sắn nhưng khi nông sản làm ra cũng không mang đi bán được, tư thương vào tận nơi theo đường thủy để mua, họ ép giá vì thế mà dân bán rẻ, cuộc sống không khá lên được. Đó cũng chính là điều mà chính quyền xã Tiền Phong trăn trở và đang nỗ lực tìm phương kế hiệu quả nhất để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho nhân dân. “Cái khó đầu tiên gặp phải là trình độ dân trí của người dân còn thấp, năm học 2009-2010, xã chỉ có 23 em học THPT, đến nay chưa có ai học đại học, trong khi đó điều kiện cơ sở vật chất chưa phát triển.  

Hiện nay, Tiền Phong chỉ có 36,7 ha đất cấy lúa nước nhưng năm 2010, năng suất bình quân chỉ đạt 48 tạ/ha. Tổng sản lượng cây có hạt đạt 1.100 tấn. Tiềm năng lớn nhất để có thể phát triển kinh tế là diện tích đất thuận lợi cho trồng rừng, thế nhưng Tiền Phong chưa tận dụng được ưu thế này. Năm 2010, toàn xã chỉ trồng được 20 ha rừng, xã chỉ có 200 ha rừng trồng 1.570 ha đất rừng có thể sử dụng, còn hơn 800 ha đất trống, rừng nghèo kiệt, lau lách, bụi rậm, còn lại bị bỏ hoang. Hiện nay, độ che phủ rừng của xã chỉ đạt 50%.  Hoạt động chăn nuôi cũng không đạt kế hoạch đề ra. Lý giải về kết quả không mấy khả quan trên, đồng chí Hà Văn Kính cho biết: Cái chính là do nhận thức của người dân chưa cao, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi chưa được chú trọng, chưa áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, nhiều người chỉ nghĩ đến cái lợi trước mắt, không kiên nhẫn nên không chú trọng đầu tư, nuôi trồng và phát triển lâu dài. tình trạng phá rừng, phát nương làm dẫy vấn diễn ra. Ở lĩnh vực chăn nuôi, người dân chưa chú trọng phòng - chống dịch bệnh, tập tục chăn thả rông vẫn phổ bến dẫn đến dịch bệnh lây lan, khó kiểm soát. Thực trạng đó làm cho phát triển kinh tế của xã gặp nhiều khó khăn.

 

Thực tế đã cho thấy, bài toán đặt ra cho chặng đường phát triển KT-XH của Tân Minh là khá gian nan. Để giải quyết bài toán khó này cần phải có sự đồng thuận, quyết tâm cao của chính quyền xã, nhân dân trong tìm ra giải pháp để thúc đẩy kinh tế như: tích cực vận động chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, áp dụng KHKT vào sản xuất…mới mong đưa Tiền Phong thoát nghèo bền vững.

 

 

                                                                               Thanh Tuyền 

 

Các tin khác


Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Cao Phong

Chiều 6/5, tại xã Tây Phong, huyện Cao Phong, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri tại huyện Yên Thủy

Sáng 6/5, tại xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm các đồng chí; Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn đã tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Yên Thủy. Dự hội nghị TXCT có các đồng chí: Bùi Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh...

Đổi mới công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi, thời gian qua, công tác dân vận ở vùng ĐBDTTS được hệ thống chính trị các cấp của tỉnh chú trọng thực hiện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục