Xã Phúc Sạn là vùng nguy cơ sạt lở cao vào mùa mưa lũ hàng năm.

Xã Phúc Sạn là vùng nguy cơ sạt lở cao vào mùa mưa lũ hàng năm.

(HBĐT) - Trao đổi nhanh với phóng viên Báo Hòa Bình, ông Đoàn Đức Thiện, Phó chi Cục trưởng Chi cục PCLB tỉnh cho rằng: Qua cơn bão số 2 mới đây cho thấy, thời tiết ngày càng diễn biến cực đoan, khó lường. Vì vậy, không được chủ quan, phải hết sức cảnh giác trước mưa lũ và chuẩn bị chu đáo, triển khai cụ thể các phương án PCLB, giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

 

PV: Xin ông cho biết thiệt hại do ảnh hưởng của cơ bão số 2 vừa qua?

 

Ông Đoàn Đức Thiện: Do ảnh hưởng của cơ bão số 2, từ ngày 23-25/6 đã xảy ra mưa trên diện rộng với tổng lượng mưa trong 3 ngày khoảng từ 150- 350 mm, trong đó cá biệt huyện Đà Bắc là 350 mm, Cao Phong 240 mm, Kim Bôi 215 mm. Mưa to kéo dài gây lũ vừa trên sông Bôi, đỉnh lũ tại trạm thủy văn Hưng Thi (Lạc Thủy) đạt mức cao nhất lúc 5h ngày 25/6 là 1m ở báo động số 2. Mưa lũ đã gây thiệt hại lớn về người và tài sản trên địa bàn. Thống kê đến ngày 27/6, toàn tỉnh có 2 người chết do lũ cuốn trôi, trong đó 1 người tại xã Vĩnh Đồng, 1 người tại xã Đông Bắc (Kim Bôi); 1 cháu bé bị thương tại xã Vũ Lâm (Lạc Sơn) do bị sét đánh. Về sản xuất nông nghiệp, mưa lũ đã làm ngập 67 ha hoa màu, 0,5 ha lúa bị lũ quét tại huyện Lạc Thủy và Cao Phong, 7 tấn mạ mới gieo bị ngập ở huyện Kim Bôi; 645 ha hoa màu tại huyện Lạc Thủy, Đà Bắc bị ngập, 1 con bò bị sét đánh chết tại huyện Lạc Sơn. Ngoài ra, mưa lũ cũng đã gây sạt lở 6 m đường tại đường Suối Nánh- Mường Chiềng, đổ gãy nhiều một số cột điện, 4 ngôi nhà bị tốc mái ở xóm Bưa Rồng, xã Hiền Lương ( Đà Bắc), 1 xe máy bị cuốn trôi tại xã Trung Bì (Kim Bôi).  

 

 PV: Xin ông cho biết điều gì đáng lo ngại nhất trong mùa mưa lũ năm nay?

 

Ông Đoàn Đức Thiện: Điều đáng lo ngại nhất là hiện nay, một bộ phận người dân còn chủ quan đã làm nhà và sinh sống ở những khu vực ven sông suối, dưới chân núi là những khu vực có nguy cơ lở sạt lở và lũ ống lũ quét đặc biệt là khi bão lũ, mưa lớn xảy và vào ban đêm. Thực tế 2 người dân bị lũ cuốn mới đây là do bất cẩn và chủ quan. Cụ thể, trường hợp anh Bùi Văn Ngang, sinh năm 1984, xóm Chiềng 2, xã Vĩnh Đồng đi kiểm tra mạ mới gieo bơi qua suối khi trởi mưa to; anh Bùi Văn Tuân, sinh năm 1986 xã Đông Bắc đã trèo qua bai khi đi qua suối Rạnh, hậu quả đã bị lũ cuốn trôi. Các địa phương cần khuyến cáo người dân không nên đi đánh bắt cá, bơi, đi qua dòng chảy nguy hiểm và chằng, chống nhà cửa khi có mưa lũ, đặc biệt không ở gần những vùng nguy hiểm như ở chân đồi, khu vực suối chảy để bảo vệ tài sản, tính mạng của bản thân và gia đình.  Do đặc thù của tỉnh miền núi, địa hình chia cắt, độ dốc lớn, địa chất không ổn định, vào mùa mưa lũ hàng năm, trên địa bàn tỉnh thường xuyên xảy ra lốc xoáy, lũ quét, lũ ống và ngập úng trên diện rộng. Những vùng được xác định có nguy cơ sạt lở lớn như: xã Tân Mai, Phúc Sạn, Đồng Bảng ( Mai Châu); các xã vùng cao Tân Minh, Tân Pheo, Đồng Nghê, Suối Nánh ( Đà Bắc); vùng nguy cơ ngập úng tại các xã ven sông Bôi như: Yên Bồng, Cố Nghĩa, Khoan Dụ (Lạc Thủy), các xã dọc tuyến đường Hồ Chí Minh của huyện Lương Sơn như: Thanh Lương, Cao Dương, Cao Thắng; tổ 10, 11 phường Thái Bình; tổ 25, 8 phường Đồng Tiến (TPHB)…Ngoài ra, các tuyến đường vùng cao mới mở cũng thường xuyên xảy ra sạt lở gây ách tắc giao thông như: Đà Bắc- Suối Nánh, Bình Thanh- Thung Nai...Các địa phương, các ngành chức năng cần triển khai cụ thể phương án PCLB.

 

PV: Những biện pháp cấp bách cần triển khai lúc này là gì thưa ông?

 

Ông Đoàn Đức Thiện: Theo chúng tôi, cần nghiêm túc thực hiện công điện khẩn của Chủ tịch UBND tỉnh về cấp bách triển khai công tác PCLB&TKCN mới đây. Trong đó cần thường xuyên theo dõi, cập nhật diễn biến của lũ bão để chủ động phòng tránh. Chỉ đạo các địa phương khẩn trương thu hoạch các trà lúa đã chín theo phương châm "Xanh nhà hơn già đồng" và các diện tích hoa màu ở vùng trũng, ven suối tránh để ngập, úng gây hư hỏng làm giảm năng suất và sản lượng. Sẵn sàng các phương án đối phó với các tình huống mưa lớn gây lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản Nhà nước và nhân dân. Tăng cường kiểm tra, rà soát các khu vực dân cư sống ven sông, suối, vùng thấp, trũng, khu vực có nguy cơ bị sạt lở. Theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến của thời tiết để có kế hoạch di dân ở những khu vực nguy hiểm đảm bảo an toàn cho ng­ười và tài sản. Thông báo cho các chủ công trình đang thi công, đặc biệt các công trình hồ chứa nước, công trình ven sông, suối, các công trình khai khoáng, hầm  mỏ để chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh. Chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, phư­ơng tiện, vật t­ư theo ph­ương án đã lập để ứng cứu khi có sự cố; chủ động vận hành xả lũ các hồ chứa để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho công trình. Thông báo cho các chủ tàu thuyền, phương tiện đang hoạt động trên các hồ chứa và sông suối lớn tìm nơi neo đậu đảm bảo an toàn. Kiểm tra các tuyến đư­ờng xung yếu có nguy cơ sạt lở, các vị trí ngầm qua đường, cử người canh gác khi có mư­a lũ; sẵn sàng các ph­ương án ứng cứu  để đảm bảo giao thông thông suốt trong mọi tình huống. Chủ động chuẩn bị lương thực, nhu yếu phẩm, thuốc men, giống, trang thiết bị phòng, chống lụt, bão, tìm kiếm cứu nạn theo phương châm "4 tại chỗ". Kiểm tra, giải toả các bến bãi tập kết vật liệu cản trở thoát lũ, xử lý các vi phạm hút cát lòng sông ảnh hưởng đến an toàn hệ thống các công trình phòng- chống lũ theo yêu cầu của Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 14/02/2011 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước với các hoạt động khai thác, kinh doanh, vận chuyển cát, sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh.

 

PV: Xin cảm ơn ông!

                                                                                                 

                                                                          Lê Chung

 

Các tin khác


Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh: Khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động tỉnh

Chiều 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã tiến hành khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh. Tham dự có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh.

Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục