Nhờ chuyển đổi giống ngô lai mới và ứng dụng KH-KT trong sản xuất nên năng suất ngô  ở xã Toàn Sơn (Đà Bắc) đạt gần 40 tạ/ha.

Nhờ chuyển đổi giống ngô lai mới và ứng dụng KH-KT trong sản xuất nên năng suất ngô ở xã Toàn Sơn (Đà Bắc) đạt gần 40 tạ/ha.

(HBĐT) - Nếu chỉ nghe kể và biết đến vẻ đẹp của những cành đào phai Đà Bắc nơi phố thị vào dịp Tết thì quả thật chưa đủ. Hãy một lần lên với mảnh đất vùng cao này để chiêm ngưỡng sự hùng vĩ của núi non và cảm nhận sự chân tình, chất phác, cần mẫn cùng khát vọng vươn lên của đồng bào Tày, Mường, Dao... nơi đây.

 

Thong dong trên chiếc xe máy theo tỉnh lộ 433, chúng tôi đến Cao Sơn - một trong những vùng trồng ngô, dong riềng lớn nhất huyện. Đã áp Tết nhưng hai bên đường vẫn nhộn nhịp cảnh mua, bán, bốc xếp dong riềng lên xe ô tô. Chị Xa Thị Bảy vừa luôn tay cạo sạch củ cho vào bao tải, vừa nói chuyện với chúng tôi. Qua câu chuyện của người phụ nữ Dao này thì mấy năm nay, cứ đến mùa thu hoạch, tư thương tự đến tận nương thu mua. Có lẽ dong riềng ở Cao Sơn nhiều bột nên giá bán cũng ổn định, khoảng 1.400 đồng/kg. Sau vụ thu hoạch, nhiều gia đình sẽ có một cái Tết sung túc hơn. Không chỉ ở Cao Sơn mà ngược lên các xã vùng cao  cũng là thời điểm thu hoạch loại nông sản này. Con đường từ ngã ba ênh, xã Tân Minh lên xã Trung Thành đang thi công, đất núi ngổn ngang bám chặt lấy bánh xe nhưng suốt dọc đường chúng tôi vẫn bắt gặp những chiếc xe tải được chất đầy dong riềng xuôi dốc về mạn Hoài Đức (Hà Nội). Bí thư Đảng ủy xã Hà Văn Lá bảo rằng, đó là những chuyến xe chở hàng cuối cùng để họ về quê đón Tết. Khi những cành đào phai trên những chiếc xe theo tư thương về xuôi khuất sau ngọn núi thì đồng bào Tày, Dao ở Trung Thành cũng bắt đầu chuẩn bị công việc sắm Tết. Vui nhất đối với họ có lẽ là những buổi chợ phiên. Chị Hà Thị Dắng ngày mai mới đi chợ Hạt ở xã Yên Hòa nhưng từ hôm nay đã chuẩn bị đầy đủ làn, bao tải. Theo chị, chợ phiên ngày càng phong phú các chủng loại hàng hóa từ cái kim khâu nhỏ nhất đến đầu đĩa, thậm chí cả xe máy. Như vậy cũng phản ánh mức sống, sự đi lên trong cuộc sống của đồng bào. Năm nay, chị dự tính mua hẳn dàn karaoke để cho ngày Tết thêm vui.  

Là một trong những huyện khó khăn bậc nhất của tỉnh do địa hình đồi núi chia cắt, giao thông đi lại khó khăn nhưng đồng bào các dân tộc huyện Đà Bắc đã vươn lên xây dựng cuộc sống mới thông qua thực hiện các phong trào xoá đói, giảm nghèo, làm đường giao thông nông thôn... Các địa bàn đã tăng cường tập huấn, tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ KH-KT vào sản xuất. Cơ cấu cây trồng, giống đã được bố trí phù hợp, hiệu quả kinh tế cao hơn, dần hình thành vùng nông sản hàng hóa ngô, sắn, dong riềng có tiếng trên thị trường. Nghị quyết chuyên đề số 03, 08 của Huyện ủy về phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững và phát triển ngành thủy sản vùng hồ sông Đà đã được bà con đồng tình hưởng ứng, thực hiện có hiệu quả. Phong trào xây dựng đời sống văn hoá được nhân dân các dân tộc tích cực thực hiện. Những hủ tục lạc hậu dần bị bài trừ, loại bỏ, trẻ em tíu tít đến trường, người dân thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước. Khát khao vươn lên đã được cụ thể hóa bằng việc khai thác tiềm năng, phát triển nông-lâm-ngư nghiệp và gần đây là đẩy mạnh phát triển TTCN, dịch vụ, du lịch. Nếu những nông dân cần mẫn ở Cao Sơn mong sẽ có cơ sở chế biến miến dong công nghệ hiện đại ngay tại quê hương thì đồng bào ở Trung Thành mong được học thêm nghề đan lát, chẻ tăm để không phải bán nông sản thô lại tận dụng được nguồn lao động sẵn có ở địa phương. Niềm tin luôn thường trực trong mỗi người dân và đó là thứ ánh sáng để họ tiếp tục đoàn kết, vươn lên. Hôm nay đây diện mạo vùng cao đã có nhiều đổi mới, đời sống đồng bào ngày càng ấm no. Sự khởi sắc là điều ai cũng nhận thấy khi Tết đến, xuân về.  

Nhân dân xã Hiền Lương (Đà Bắc) phát triển nghề nuôi cá lồng cho thu nhập khá.

Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Mạnh Hòa phấn khởi phác họa với chúng tôi về những bước tiến của huyện: Năm 2011, huyện đã vượt qua thách thức, ứng phó có kết quả với tình hình lạm phát, giá cả tăng cao. KT-XH tiếp tục phát triển và ổn định. Kinh tế tăng trưởng đạt 13%; thu nhập bình quân đầu người đạt 11,2 triệu đồng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng với tỷ trọng CN - TTCN, dịch vụ, thương mại, du lịch chiếm 48,03%. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt 39.376 tấn, bằng 112,5% kế hoạch. Đàn gia súc phục hồi và phát triển với tổng đàn trâu, bò trên 17.400 con. Huyện đã trồng mới 1.242,5 ha rừng; doanh thu từ lâm nghiệp đạt 20,6 tỉ đồng, tăng 4,5 tỉ đồng so với năm 2010. Sản xuất TTCN phát triển ổn định, sản phẩm làm ra đa dạng, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Toàn huyện có 283 cơ sở sản xuất, giá trị sản lượng đạt 157,6 tỉ đồng, tăng 48% với các sản phẩm chủ yếu như: quặng sắt, thuỷ điện nhỏ, chế biến bột giấy, chế biến nông sản, đá xây dựng các loại, gạch nung, chè búp khô, tăm mành... Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt khá với 9,922 tỉ đồng, tăng 23%. Các dự án, chương trình thực hiện đúng tiến độ, kịp thời phát huy hiệu quả vốn đầu tư. Kết cấu hạ tầng, nhất là các xã vùng đặc biệt khó khăn ngày càng được quan tâm đầu tư.  

 Sự nghiệp giáo dục tiếp tục được quan tâm phát triển cả về quy mô và chất lượng, toàn huyện có 10 trường đạt chuẩn quốc gia. Huyện duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS. Mạng lưới y tế, cơ sở vật chất, trang thiết bị được tăng cường đầu tư theo hướng chuẩn hoá với 7 xã có bác sĩ, 6 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. Các chương trình mục tiêu quốc gia được thực hiện đầy đủ, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng nhẹ cân giảm còn 20,8%. Các hoạt động văn hóa - thể thao được đẩy mạnh. Đời sống của người dân, đặc biệt là những người nghèo, vùng khó khăn, đối tượng chính sách, gia đình người có công với cách mạng được quan tâm nhiều hơn. CCHC, xây dựng chính quyền thu được những kết quả thiết thực. QP-AN được giữ vững, tình hình ANCT - TTATXH ổn định.  

Vậy là một mùa xuân mới đã về trên vùng cao Đà Bắc. Xuân của niềm tin, hy vọng và khát khao vươn lên. Cái lạnh của miền sơn cước đã được xua tan bởi những cánh hoa đào hé nở bên sườn đồi và tiếng trống thúc giục đồng bào Mường, Tày, Dao, Kinh... cùng nắm chặt tay vui hội xòe hoa ngay trên những nương ngô, dong riềng vừa thu hoạch.

 

                                                                                     Cẩm Lệ

 

 

 

Các tin khác


Đoàn Đại sứ quán Nhật Bản thăm và làm việc tại tỉnh Hòa Bình

Ngày 7/5, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH làm việc với đoàn Đại sứ quán Nhật Bản và đơn vị tài trợ thực hiện Dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của NCT tại Việt Nam” (VIE071). Tham dự có đại diện Tổ chức hỗ trợ NCT tại Việt Nam (HAI), lãnh đạo một số sở, ban, ngành liên quan.

Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đọc Diễn văn kỷ niệm. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Diễn văn: 

Huyện Lạc Sơn áp dụng sáng kiến, giải pháp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính

Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính (CCHC) trong việc quản lý, điều hành, phát triển KT-XH trên mọi lĩnh vực, huyện Lạc Sơn đã chú trọng xây dựng các sáng kiến, giải pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC. Đồng thời đẩy mạnh áp dụng sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn huyện.

Thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII

Chiều 6/5, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất thời gian, nội dung, chương trình Kỳ họp thường lệ giữa năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục