Công nhân Công ty CP gạch Tuylen Đại Hưng (Lương Sơn) trong dây truyền sản xuất.

Công nhân Công ty CP gạch Tuylen Đại Hưng (Lương Sơn) trong dây truyền sản xuất.

(HBĐT) - Với điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán đậm nét, lực lượng lao động tỉnh ta chủ yếu ở lĩnh vực nông- lâm- ngư nghiệp khi chuyển dịch sang lĩnh vực kinh tế khác có nhiều bỡ ngỡ, gây khó khăn trong tổ chức hoạt động của các loại hình DN. Xác định rõ định rõ vấn đề này, những năm qua, tỉnh ta đã triển khai, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 5/6/2008 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ trong DN”.

 

Thông qua triển khai chỉ thị, nhận thức của cán bộ, đảng viên trong Đảng và nhân dân, nhất là công nhân, lao động về vai trò, vị trí của công nhân trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước đã có sự chuyển biến tích cực. Các cấp chính quyền luôn quan tâm chỉ đạo làm tốt công tác TTPBGDPL đến với người lao động và sử dụng lao động. Tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ  đã từng bước phát huy vai trò là tổ chức tuyên truyền, vận động, giáo dục đoàn viên, hội viên, giúp họ bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người lao động. Đến nay, 57 DN trên địa bàn đã có tổ chức Đoàn Thanh niên, 126 DN có tổ chức công đoàn, trong đó, 56% tổ chức công đoàn tại DN đạt công đoàn vững mạnh; 91,3% tổ chức công đoàn trong DN tham gia thương lượng ký kết thỏa ước lao động.

 

5 năm qua, các ngành hữu quan đã tổ chức 40 hội nghị tập huấn TTPBPL cho trên 42.000 lao động ở 1.600 DN và HTX trên địa bàn tỉnh. Tổ chức tập huấn hướng dẫn và phát tờ rơi về chính sách bảo hiểm thất nghiệp  cho hơn 100 DN trên địa bàn. Năm 2012, Sở LĐ-TB&XH phát động tổ chức cuộc thi viết bài tìm hiểu về Bộ luật Lao động đã thu hút 753 đơn vị với trên 25.000 người tham gia. Công tác TTPBPL lao động cho NLĐ và NSDLĐ cơ bản đạt được mục tiêu đề ra: theo kết quả khảo sát của Sở LĐ-TB&XH, có 95% NSDLĐ và 70% NLĐ trong các thành phần kinh tế được TTPB các quy định về pháp luật lao động liên quan đến hoạt động của đơn vị. Từ năm 2008-2012 đã đào tạo nghề cho trên 72.000 lượt người, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 18,5% (năm 2008) lên 32,2% (năm 2012). Hiện, 100% người lao động trong DN (tiền thân là các DN Nhà nước) và 70% NLĐ trong các DN dân doanh, DN có vốn đầu tư nước ngoài được ký hợp đồng lao động, chế độ tiền lương, tiền công, tiền thưởng, tham gia BHXH, BHYT. Trong 5 năm, Sở LĐ-TB&XH đã kiểm tra 158 DN, thanh tra 41 DN, đơn vị, đưa ra 904 kiến nghị và 10 quyết định đối với DN với số tiền 73 triệu đồng. Hoạt động thanh tra được tập trung vào các chuyên đề như: chính sách Bảo hiểm xã hội, chăm sóc sức khoẻ người lao động, trang bị phương tiện đảm bảo ATVSLĐ, thực hiện chế độ bồi dưỡng hiện vật cho NLĐ làm việc trong môi trường độc hại…Có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cấp, ngành đã giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc của người lao động, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và rõ rệt trong nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Hạn chế tối đa tình trạng đình công, bãi công, vi phạm pháp luật lao động trên địa bàn.

 

Tuy nhiên, nhìn lại chặng đường 5 năm với những kết quả đạt được trong quá trình triển khai, thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 5/6/2008, của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ trong DN”, Thường trực Tỉnh uỷ cũng chỉ rõ một số những hạn chế, yếu kém như:  còn một bộ phận lớn nhân dân, NSDLĐ và NLĐ chưa nắm bắt, hiểu biết về pháp luật nói chung. Chưa khuyến khích được sự tham gia của các DN, nhà đầu tư hạ tầng vào xây dựng nhà ở cho công nhân, người lao động . Số lao động được hỗ trợ và bố trí nhà ở còn ít, chưa có công trình công cộng phục vị cho NLĐ trong các KCN. Công tác phát triển Đảng, đoàn thể trong các loại hình DN dân doanh, DN có vốn đầu tư nước ngoài còn  còn hạn chế. Vẫn còn tình trạng DN chưa nghiêm túc thực hiện ATVSLĐ, kỷ luật lao động và ký kết thoả ước lao động tập thể. Hoạt động bảo vệ quyền lợi cho người lao động của tổ chức công đoàn còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém này đã được chỉ rõ, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp cụ thể cho thời gian tới như: tiếp tục thực hiện các chương tình hành động nhằm nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật cho nhân dân; chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của NLĐ; đơn giản hoá các thu tục hành chính, chi trả kịp thời các chế độ, chính sách cho NLĐ. Quy hoạch các KCN gắn với quy hoạch KDC. Có giải pháp phát triển nhà ở và hạ tầng xã hội nhằm cải thiện đời sống của NLĐ. Thành lập và duy trì hoạt động tổ chức cơ sở Đảng, đoàn thể và tổ chức chính trị- xã hội trong các DN. Tăng cường thanh, kiểm tra, TTPBPL lao động. Nắm bắt tình hình quan hệ lao động trong các DN trên địa bàn, từ đó có biện pháp phòng ngừa, hạn chế xảy ra tranh chấp lao động trên địa bàn.

 

 

                                                                 Thúy Hằng

 

 

 

Các tin khác


Đảng bộ thị trấn Đà Bắc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Đảng bộ thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) đã quán triệt, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ (SHCB), lãnh đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị.

Những tiếng nói tâm huyết của cán bộ, nhân dân Hòa Bình hướng về ngày kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ là một bản hùng ca bất hủ, mốc son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam; làm tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện. 70 năm đã trôi qua, nhưng những giá trị lịch sử to lớn của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn nguyên giá trị, mãi mãi là niềm tự hào dân tộc. Nhân dịp này, Báo Hòa Bình ghi nhận những ý kiến tâm huyết của cán bộ, nhân dân trong tỉnh hướng về ngày kỷ niệm trọng đại của đất nước.


Góp bài học kinh nghiệm cho Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/2/1952, là chiến dịch đầu tiên sử dụng lực lượng lớn nhất về bộ binh và các binh chủng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) nhằm tiến công địch phòng ngự theo hình thức tập đoàn cứ điểm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá tan kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của quân Pháp, đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch ở chiến trường trung du liên khu 3, góp phần làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của quân Pháp. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình khẳng định khả năng tác chiến ở địa hình rừng núi và khả năng tiến công hệ thống cứ điểm địch phòng ngự trong công sự vững chắc, tạo bước phát triển mới của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Phát huy nhân tố chính trị, tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ trong xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) đã qua 70 năm nhưng bài học quý giá về phát huy nhân tố chính trị, tinh thần (CT, TT) vẫn nguyên giá trị. Đây cũng là nhân tố được vận dụng sáng tạo, hiệu quả vào thực tiễn xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu. Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng ĐBP, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trò chuyện với Đại tá Quách Đăng Phú, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh về nội dung này.

Quy định của Bộ Chính trị về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW (ngày 23/4/2024) quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ (Quy định số 142).

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục