Được sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước, đến nay, tỷ lệ nhà tạm của huyện Đà Bắc đã giảm xuống còn 13,51%.

Được sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước, đến nay, tỷ lệ nhà tạm của huyện Đà Bắc đã giảm xuống còn 13,51%.

(HBĐT) - Đồng chí Xa Đức Hiền, Phó Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc cho biết: Nhờ lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án và thực hiện tốt các chính sách xã hội với vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường, từng bước thay đổi tập quán canh tác, sản xuất của người dân.

 

Các hộ nghèo được trang bị kiến thức đã biết bố trí sản xuất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật để nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi. Nội lực trong nhân dân được khai thác có hiệu quả để đẩy nhanh tiến độ xóa đói - giảm nghèo. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đã có những kết quả cụ thể, đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho các hộ nghèo đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, giảm bớt khó khăn cho người dân, tạo thuận lợi cho chỉ đạo sản xuất ở cơ sở. Vai trò của người có uy tín tiếp tục được phát huy, góp phần vào tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, giữ vững ANCT-TTATXH và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc”.

 

Nhằm nâng cao dân trí, tạo nguồn cán bộ, những năm qua huyện Đà Bắc đã thực hiện tốt chính sách đào tạo cán bộ và cử tuyển. Đến nay, toàn huyện có 29 sinh viên là con em đồng bào các dân tộc thiểu số được đi học cử tuyển tại các trường đại học. 11 sinh viên đã tốt nghiệp được bố trí việc làm và đều hoàn thành nhiệm vụ được giao. Từ kinh phí của Chương trình 135 kéo dài, năm 2012 đã mở được 13 lớp tập huấn tại 13 xã với tổng số 650 học viên. Thông qua các lớp tập huấn, học viên được phổ biến đầy đủ, kịp thời các chính sách dân tộc và trang bị kiến thức kỹ thuật mới trong sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi thủy sản. Bên cạnh đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở luôn quan tâm đến lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành để lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án để đẩy mạnh cơ sở xây dựng hạ tầng kinh tế, xã hội, hỗ trợ người dân phát triển sản xuất. Quá trình triển khai thực hiện có sự phân cấp cụ thể, rõ ràng, sát với thực tế và mục tiêu của các chương trình. Những vướng mắc phát sinh được bàn bạc thống nhất, giải quyết kịp thời đáp ứng yêu cầu trong quản lý và triển khai thực hiện. các dự án được thực hiện công khai, dân chủ, đầu tư đúng mục đích, đúng đối tượng, đạt hiệu quả cao. Trong 2 năm 2011-2012, với kinh phí 23,37 tỷ đồng của Chương trình 135 kéo dài đã có 24 công trình đường giao thông, thủy lợi, trường học, nước sinh hoạt, nhà sinh hoạt cộng đồng được đầu tư xây dựng, 48 công trình duy tu, bảo dưỡng, 4.336 hộ được hỗ trợ giống lúa, ngô, chè tuyết, phân bón, giống lợn. Từ kinh phí 12,36 tỷ đồng thuộc nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, trong 2 năm 2013-2013 đã có 48 công trình đường giao thông, thủy lợi, trường học, nước sinh hoạt, nhà sinh hoạt cộng đồng được đầu tư xây dựng, 87 công trình được duy tu, bảo dưỡng. Thực hiện Quyết định 102/2009/QĐ-TTg ngày 7/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn trong 2 năm 2012-2013 đã có 11.263 hộ, 45.893 khẩu  được cấp 120.245 kg muối iốt, gần 25.000 kg ngô giống, trên 18.800 kg lúa giống với tổng kinh phí trên 3,1 tỷ đồng. Để tạo điều kiện cho người dân đầu tư phát triển sản xuất, trong 2 năm 2012-2013 đã có 5.682 hộ được vay trên 87 tỷ đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội. Ngoài ra, chính sách với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số cũng được thực hiện nghiêm túc. Từ 1/7/2012 đã cấp phát miễn phí Báo Hòa Bình cho 163 là già làng, trưởng bản, tặng 158 suất quà trị giá 47,4 triệu đồng cho người có uy tín trong cộng đồng nhân dịp Tết Quý Tỵ.

 

Lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án và thực hiện tốt các chính sách xã hội với vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã góp phần thúc đẩy KT-XH trên địa bàn ngày càng phát triển. Đến nay đã có 98,6% hộ trên địa bàn huyện Đà bắc được sử dụng điện lưới quốc gia, 70% hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh, 120/156 thôn có nhà văn hóa. Tốc độ tưng trưởng kinh tế năm 2013 đạt 13,98%, thu nhập bình quân đạt 13,3 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 42,20%.

                                                                                            

 

 

                                                                             Đ.P

 

 

 

Các tin khác


Phát huy nhân tố chính trị, tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ trong xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) đã qua 70 năm nhưng bài học quý giá về phát huy nhân tố chính trị, tinh thần (CT, TT) vẫn nguyên giá trị. Đây cũng là nhân tố được vận dụng sáng tạo, hiệu quả vào thực tiễn xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu. Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng ĐBP, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trò chuyện với Đại tá Quách Đăng Phú, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh về nội dung này.

Quy định của Bộ Chính trị về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW (ngày 23/4/2024) quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ (Quy định số 142).

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Chiến thắng Hòa Bình góp phần quan trọng cùng quân và dân cả nước làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

                             NGUYỄN PHI LONG

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy 

Tỉnh Hòa Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cầu nối giữa vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hòa Bình là hậu cứ của chiến trường Chiến khu II, Liên khu III, là hành lang giao thông chiến lược giữa Liên khu III, Liên khu IV với Việt Bắc, Tây Bắc.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Đà Bắc

Sáng 4/5, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Đà Bắc. Đoàn ĐBQH tỉnh gồm các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn; Nguyễn Cao Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh lần thứ 4, khóa XI

Ngày 3/5, Hội Nông dân (HND) tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 4, khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 nhằm đánh giá kết quả công tác Hội và phong trào nông dân quý I, triển khai nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2024 và thực hiện công tác cán bộ. Dự hội nghị có đồng chí Bùi Thị Minh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục