Học tập và làm theo lời Bác Hồ, ĐV-TN huyện Lạc Sơn thu gom rác thải tại xã Vũ Lâm, tích cực thực hiện các công trình, phần việc tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.

Học tập và làm theo lời Bác Hồ, ĐV-TN huyện Lạc Sơn thu gom rác thải tại xã Vũ Lâm, tích cực thực hiện các công trình, phần việc tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.

(HBĐT) - Thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị, thời gian qua, tuổi trẻ toàn tỉnh đã không ngừng phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện vì cộng đồng, góp phần nâng cao nhận thức của ĐV-TN về tấm gương Bác Hồ, đồng thời tạo phong trào thi đua “Học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” phát triển sâu rộng trong thế hệ trẻ. Qua 5 năm (2011 - 2015) đã xuất hiện nhiều cá nhân, tập thể, mô hình hay, cách làm sáng tạo học tập, làm theo Bác Hồ, đóng góp thiết thực trong cuộc sống hàng ngày.

 

Dù đã nhận công tác mới, song với mỗi thành viên CLB Ngân hàng máu sống của trường Trung cấp Y tế Hòa Bình thì nguyên Chủ nhiệm Phạm Thị Ngọc ánh vẫn là tấm gương sáng, là người khơi dậy, làm bùng lên “ngọn lửa” nhiệt huyết, ý thức muốn cống hiến, sẻ chia. Cách đây tròn 2 tháng, nhận được tin tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh đang có bệnh nhi nguy kịch cần được truyền máu, Phạm Thị Ngọc ánh đã gọi điện, thông báo trên các trang mạng xã hội cá nhân, vận dụng mọi mối quan hệ để tìm người nhóm máu A có thể hiến máu. Nhiều thành viên của CLB, học sinh trường Trung cấp Y tế và bạn bè của ánh không kể đêm khuya đã đến bệnh viện hiến máu. Bệnh nhi được cứu sống trong niềm vui vỡ òa của gia đình và đội ngũ bác sỹ.

 

Trò chuyện với Phạm Thị Ngọc ánh, chị chia sẻ: “Nhiều năm làm công tác giảng dạy tại trường Trung cấp Y tế Hòa Bình, có điều kiện cùng sinh viên thực tế tại bệnh viện, tôi biết nhu cầu về máu trong cứu chữa người bệnh rất lớn. Tuy nhiên, lượng máu thiếu cần huy động hàng năm luôn chiếm tới 70%. CLB Ngân hàng máu sống ra đời xuất phát từ chính sự cấp thiết đó”.

 

Trong giai đoạn 2011- 2015, Đoàn trường Trung cấp Y tế với hạt nhân là các thành viên CLB Ngân hàng máu sống đã vận động và tổ chức gần 20 cuộc hiến máu với gần 4.000 lượt người đăng ký tham gia, thu về hơn 2.000 đơn vị máu mỗi năm. Đặc biệt, ngoài các đợt hiến máu tập trung, các thành viên của CLB chính là nguồn máu sống, sẵn sàng hiến máu cứu người khi cần thiết. Bằng những kết quả cụ thể, vừa qua, Phạm Thị Ngọc ánh cùng CLB Ngân hàng máu sống được Tỉnh Đoàn tặng giấy khen vì đã có nhiều thành tích trong thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị, giai đoạn 2011- 2015.

 

Sau 5 năm (2011- 2015) thực hiện Chỉ thị số 03, các cấp bộ Đoàn toàn tỉnh đã xây dựng và nhân rộng 28 mô hình tiêu biểu học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trên tất cả các mặt công tác như: tuyên truyền, giáo dục ĐV-TN; xung kích phát triển KT-XH và bảo vệ Tổ quốc, đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp; xây dựng Đoàn đoàn kết, tập hợp thanh niên; chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng... Nhiều mô hình đã nhận được sự đánh giá cao của nhân dân trên địa bàn, tác động tích cực đến đời sống góp phần phát triển KT-XH, ANTT địa phương, trong đó, phải kể đến mô hình “Thắp sáng đường quê”, “Đắp đập cứu hạn”, “Hũ gạo tình thương”, “Tiếng trống học đêm”, “CLB Ngân hàng máu sống”...

 

Chị Nguyễn Thị Thúy Nga, Phó Ban Tuyên giáo Tỉnh Đoàn, Bộ phận giúp việc thực hiện Chỉ thị số 03 của Tỉnh Đoàn cho biết: “Xác định rõ, xây dựng mô hình đã khó song để duy trì, nhân rộng những mô hình hay, cách làm hiệu quả còn khó hơn. Do đó, thực hiện nhiệm vụ được giao, Ban Tuyên giáo luôn chủ động tham mưu với BTV Tỉnh Đoàn đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về học tập làm theo lời Bác thông qua các buổi sinh hoạt chi đoàn, truyền thông bằng kịch tương tác, giao lưu, thi tìm hiểu; phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn, trong 5 năm mở 31 chuyên trang, chuyên mục, phát hành gần 10 vạn cuốn thông tin tuổi trẻ tới 100% chi đoàn trong toàn tỉnh; mở website Tỉnh Đoàn, trong đó, truyền tải các nội dung tuyên truyền về học tập và làm theo lời Bác, kịp thời đưa những mô hình hay, cách làm hiệu quả trong thực hiện Chỉ thị số 03, góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền và nhân rộng”. Sau 5 năm, từ CLB Ngân hàng máu sống của trường Trung cấp Y tế Hòa Bình, đến nay, hầu hết các Huyện, Thành Đoàn đã hình thành được đội thanh niên xung kích tham gia hiến máu tình nguyện. Từ hiệu quả của “Tiếng trống học đêm” ở xã Nam Sơn (Tân Lạc), đến nay, mô hình đã được nhân rộng trong toàn huyện, hình thành tại nhiều xã, thị trấn trên địa bàn huyện Lạc Sơn, Mai Châu. Từ hiệu quả của CLB “Thanh niên giúp nhau phát triển kinh tế” của tuổi trẻ xã Hòa Sơn (Lương Sơn) đã thu hút nhiều cơ sở Đoàn đến thăm quan, học tập và xây dựng tại địa phương...

 

Nhìn nhận lại quá trình nhân rộng các mô hình học tập, làm theo Bác Hồ, chị Nguyễn Thị Thúy Nga thẳng thắn đánh giấ: Việc xây dựng kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 03 gắn với công tác đoàn và phong trào thanh - thiếu nhi ở một số đơn vị còn chung chung, dập khuôn, có biểu hiện hình thức, chưa sáng tạo. Một số cơ sở Đoàn mới chỉ dừng lại ở các hoạt động, mô hình “học tập”, chưa chú trọng đến nội dung “làm theo Bác”. Vai trò nêu gương của một số cán bộ chủ chốt chưa được thể hiện rõ. Đây chính là những hạn chế đã được BTV Tỉnh Đoàn chỉ rõ và chỉ đạo cần khắc phục triệt để trong giai đoạn tới, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả việc học tập và làm theo Bác Hồ trong ĐV-TN, xây dựng thế hệ thanh niên “vừa hồng, vừa chuyên”, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thời   kỳ mới.

 

 

 

                                                                   Hải Yến

 

Các tin khác


Góp bài học kinh nghiệm cho Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến dịch Hòa Bình diễn ra từ ngày 10/12/1951 - 25/2/1952, là chiến dịch đầu tiên sử dụng lực lượng lớn nhất về bộ binh và các binh chủng trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) nhằm tiến công địch phòng ngự theo hình thức tập đoàn cứ điểm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phá tan kế hoạch chiếm đóng Hòa Bình của quân Pháp, đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lưng địch ở chiến trường trung du liên khu 3, góp phần làm thất bại âm mưu giành lại quyền chủ động chiến lược và chia cắt chiến trường Bắc Bộ của quân Pháp. Thắng lợi của Chiến dịch Hòa Bình khẳng định khả năng tác chiến ở địa hình rừng núi và khả năng tiến công hệ thống cứ điểm địch phòng ngự trong công sự vững chắc, tạo bước phát triển mới của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Phát huy nhân tố chính trị, tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ trong xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh

LTS: Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) đã qua 70 năm nhưng bài học quý giá về phát huy nhân tố chính trị, tinh thần (CT, TT) vẫn nguyên giá trị. Đây cũng là nhân tố được vận dụng sáng tạo, hiệu quả vào thực tiễn xây dựng lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, làm cơ sở nâng cao chất lượng tổng hợp, sức chiến đấu. Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng ĐBP, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc trò chuyện với Đại tá Quách Đăng Phú, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh về nội dung này.

Quy định của Bộ Chính trị về thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ

Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã ký ban hành Quy định số 142-QĐ/TW (ngày 23/4/2024) quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ (Quy định số 142).

Thí điểm người đứng đầu được giới thiệu nhân sự bầu cử, bổ nhiệm cấp phó

Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định số 142 quy định thí điểm giao quyền, trách nhiệm cho người đứng đầu trong công tác cán bộ.

Chiến thắng Hòa Bình góp phần quan trọng cùng quân và dân cả nước làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

                             NGUYỄN PHI LONG

Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy 

Tỉnh Hòa Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cầu nối giữa vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hòa Bình là hậu cứ của chiến trường Chiến khu II, Liên khu III, là hành lang giao thông chiến lược giữa Liên khu III, Liên khu IV với Việt Bắc, Tây Bắc.

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc cử tri huyện Đà Bắc

Sáng 4/5, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri (TXCT) trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tại huyện Đà Bắc. Đoàn ĐBQH tỉnh gồm các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước; Nguyễn Thị Phú Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội; Đặng Bích Ngọc, Phó trưởng Đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh; Hoàng Đức Chính, Bí thư Huyện uỷ Lạc Sơn; Nguyễn Cao Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục