Hệ thống kênh mương xã Hợp Thành (Kỳ Sơn)  được kiên cố hoá, cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh.

Hệ thống kênh mương xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) được kiên cố hoá, cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh.

(HBĐT) - Tiêu chí số 3 về thủy lợi trong xây dựng NTM được đánh giá là một trong những tiêu chí quan trọng, là đòn bẩy trong thực hiện các tiêu chí khác. Đây là tiêu chí khó bởi nhu cầu kinh phí đầu tư lớn, trong khi đó nguồn lực của tỉnh, huyện, xã hạn hẹp. Do đó các địa phương đã xác định đây là kế hoạch dài lâu đòi hỏi có lộ trình cho từng năm, từng giai đoạn, Nhà nước và nhân dân cùng làm.

 

Theo Chi cục thuỷ lợi và phòng chống lũ bão, toàn tỉnh có 853 công trình thuỷ lợi, 2.443 km kênh mương. Diện tích trồng trọt được tưới tiêu 51.000/126.000 ha trồng cây hàng năm, đạt 37%. Trong giai đoạn 2011-2015, toàn tỉnh huy động nguồn vốn đóng góp từ nhân dân và lồng ghép các chương trình xây mới, sửa chữa, nâng cấp được 130 công trình thuỷ lợi, kiên cố hoá 360 km kênh mương nội đồng, đưa tỷ lệ kênh mương do xã quản lý được kiên cố hoá lên 1.200 km, đạt 40% với tổng kinh phí huy động 789 tỷ đồng. Từ nguồn vốn, toàn tỉnh đã xây dựng, tu bổ, sửa chữa và nâng cấp được 84 công trình thủy lợi; kiên cố hóa được 395 km kênh mương nội đồng, nâng tỷ lệ kênh mương nội đồng được kiên cố đạt 46,2%. Qua đánh giá, hết năm 2015 có 111/191 xã đạt tiêu chí số 3 về thủy lợi, đạt 58,11%, trong đó có các huyện: Đà Bắc, Kỳ Sơn, TP Hòa Bình, đạt trên 90% xã.  

Theo tiêu chí số 3 trong Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM có 2 nội dung gồm: hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh; tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa 85%. Các nội dung, kế hoạch thực hiện tiêu chí số 3 có được thực thi hay không phụ thuộc nhiều vào nguồn lực của tỉnh, sự đóng góp của nông dân. Thực tế hiện nay, tiềm lực của tỉnh còn khó khăn, trong khi đó, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM có nhiều tiêu chí, nội dung, hạng mục cần đầu tư. Thời gian qua, các xã đã tập trung thực hiện tiêu chí thủy lợi bằng việc cải tạo, nâng cấp, kiên cố hóa, nạo vét kênh mương, xây dựng, nâng cấp cống và trạm bơm phục vụ hoạt động tưới tiêu. Tuy nhiên, việc hoàn thành tiêu chí thủy lợi ở nhiều xã vẫn còn là thách thức không nhỏ vì phần lớn công trình đang xuống cấp hoặc chưa hoàn thiện về hệ thống kênh mương, cần được đầu tư lớn, đó là chưa kể những xã cần xây dựng thêm các công trình để bảo đảm sản xuất.  

Đồng chí Nguyễn Anh Quân, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Giai đoạn 2016-2020, tỉnh có kế hoạch đầu tư trên 1.800 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng thuỷ lợi gồm: xây mới và nâng cấp 52 trạm bơm, 109 hồ chứa, 142 công trình bai dâng, 1.097 km kênh mương.  

Thời gian qua, tỉnh ta đã được hưởng một số cơ chế, chính sách về hỗ trợ đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi và kiên cố hoá kênh mương tập trung xây dựng, sửa chữa những công trình thuỷ lợi trọng yếu, xây mới hệ thống thuỷ lợi nội đồng, phát động sâu rộng chiến dịch toàn dân làm thuỷ lợi, hiện nay, hệ thống thuỷ lợi trên địa bàn các huyện đã đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu. Ngoài ra, việc phân cấp quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi cho công ty và các tổ hợp tác đã phát huy được vai trò làm chủ, huy động nguồn lực của nhân dân, kịp thời tưới tiêu phục vụ sản xuất, đảm bảo an toàn mùa mưa lũ. Các cơ chế, chính sách về hỗ trợ thuỷ lợi nội đồng đã được triển khai nhiều năm. Tuy nhiên, theo quy định của tỉnh, mức hỗ trợ vốn của Nhà nước cho các công trình thuỷ lợi không quá 85%, còn lại phải huy động nhân dân đóng góp trong khi đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn nên việc huy động mới chỉ dừng lại ở hiến đất và đóng góp ngày công lao động. Do đó, các địa phương tăng cường tuyên truyền, vận động người dân nâng cao tinh thần trách nhiệm trong bảo vệ công trình, tích cực tham gia đóng góp ngày công, kinh phí đào đắp, nạo vét kênh mương để sớm hoàn thành tiêu chí này.

 

                                                               Đinh Thắng

 

Các tin khác


Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục